Hiện tượng điện chạm mát là gì? Sự nguy hiểm của hiện tượng. Biện pháp sơ cứu khi nạn nhân bị điện giật. Giải pháp đề phòng.
Trong cuộc sống ngày nay, điện được xem như một phần thiết yếu, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người cũng như trong hoạt động sản xuất.
Nhưng trong quá trình sử dụng, vì một số lí do mà nhiều sự cố về điện có thể xảy ra, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tính mạng con người. Một trong những hiện tượng đó là hiện tượng chạm mát điện, gây ảnh trực tiếp đến tính mạng người sử dụng cũng như những người xung quanh.
Vậy hiện tượng điện chạm mát là gì? Nó gây nguy hiểm như thế nào? Có cách nào để phòng tránh không?… Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.
HIỆN TƯỢNG ĐIỆN CHẠM MÁT LÀ GÌ?
Hiện tượng điện chạm mát là hiện tượng xảy ra khi các thiết bị điện bị hỏng cách điện hoặc vì lí do nào đó bị chạm điện ra vỏ kim loại của máy điện.
Tham khảo thêm: Thiết bị đo độ dẫn điện – Nguyên lí hoạt động và nơi cung cấp
SỰ NGUY HIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ĐIỆN CHẠM MÁT
Hiện tượng này có khả năng gây nguy hiểm rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
Cụ thể, theo thống kê cho thấy có đến trên 40% trường hợp tai nạn điện gây chết người là do điện chạm mát.
Nguyên nhân khiến hiện tượng này trở nên nguy hiểm là do:
- Thứ nhất, là yếu tố bất ngờ. Cụ thể, hiện tượng này xảy ra một cách bất ngờ, khiến người sử dụng không biết được điện chạm mát từ lúc nào và nó xảy ra ở đâu. Hậu quả là người sử dụng và cả những người xung quanh khi vô tình chạm phải nơi chạm điện chạm mát sẽ bị điện giật và gây nguy hiểm đến tính mạng. Bên cạnh đó, các thiết bị điện cũng sẽ bị ảnh hưởng, hư hỏng.
- Thứ hai, là do sự chủ quan của người sử dụng do bình thường vỏ thiết bị không có điện. Bình thường, người sử dụng có thể chạm vào vỏ của một số thiết bị vì chúng an toàn, không dẫn điện, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi hiện tượng điện chạm mát xảy ra, điện sẽ có thể xuất hiện ở cả vỏ của những thiết bị này và khi người sử dụng chạm vào sẽ gây nguy hiểm và hơn nữa là có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Hoặc cũng có thể do người sử dụng không ” nối đất” thiết bị dẫn đến hiện tượng điện chạm mát xảy ra và ảnh hưởng lên vỏ thiết bị.
- Thứ ba, người sử dụng không thiết kế các cơ cấu để bảo vệ chống rò rỉ điện, thường là không làm cắt cầu chì (cầu chì) hoặc Aptomat (cầu dao tự động) bảo vệ đường dây. Đối với mạng điện nói chung và khi sử dụng các thiết bị điện nói riêng, việc lắp đặt các thiết bị để bảo vệ, chống rò rỉ điện, tự động ngắt điện khi có sự cố là rất quan trọng. Tuy nhiên, do thiếu kiến thức hoặc do chủ quan mà một số người sử dụng đã không thực hiện tốt điều này dẫn đến khi có sự cố như hiện tượng điện chạm mát xảy ra, mức độ nguy hiểm sẽ ở mức rất cao và việc ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người là điều khó tránh khỏi.
Cầu chì được hiểu là một thiết bị hay phần tử có tác dụng bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện, được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ”
Aptomat (cầu dao tự động) là thiết bị cắt tự động, có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện. Ngoài ra, một số dòng cầu dao tự động này còn có chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hoặc aptomat chống giật.
Xem ngay: Baume kế – Cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ứng dụng và nơi cung cấp
BIỆN PHÁP XỬ LÍ KHI CÓ TAI NẠN ĐIỆN GIẬT
Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Bước 2: Tiến hành sơ cứu cho nạn nhân theo qui trình như sau:
-
- Đầu tiên là phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi của nạn nhân hoạt động, sau đó mới sơ cứu cho các bộ phận khác ( bỏng, gãy xương, dập nát)
- Nếu nạn nhận còn tỉnh thì theo dõi vì trong thời gian đầu sẽ thường xảy ra hiện tượng sốc và rối loạn nhịp tim.
- Nếu nạn nhân bị ngất, lúc đầu tim mạch và phổi vẫn hoạt động bình thường nhưng sau đó do rối loạn chức năng não nên nạn nhân ngừng thở. Lúc này cần tiền hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bằng cách: thông đường hô hấp để đờm, rãi tự chảy ra ngoài, không trôi vào phổi bằng cách đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập tay đặt dưới mặt đất hoặc thổi ngạt ( áp dụng khi nạn nhân ngừng thở).
Bước 3: Sau các bước sơ cứu, lập tức đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
GIẢI PHÁP ĐỀ PHÒNG HIỆN TƯỢNG ĐIỆN CHẠM MÁT (trong lưới điện hạ thế có trung tính nối đất trực tiếp)
Hiện tượng điện chạm mát là mối nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng đến tất cả mọi người vì ngày nay, nhu cầu về điện được xem là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Vì vậy, Trung Sơn cũng đề ra một số giải pháp đề phòng hiện tượng này để mọi người tham khảo và áp dụng, nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy hiểm do nó mang lại. Cụ thể, các giải pháp được đề xuất như sau:
- Thứ nhất, cần bảo đảm điện trở của thiết bị điện không nhỏ hơn 0.5 M và đối với máy điện cầm tay thì không nhỏ hơn 2M. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng mỗi thiết bị điện khi sử dụng phải có lí lịch máy rõ ràng và được định kì kiểm tra đo điện trở cách điện. ( 6 tháng hoặc 1 năm/ lần).
- Thứ hai, cần đảm bảo rằng, vỏ kim loại của các thiết bị như máy điện, tủ bảng điện, bộ phần truyền động của thiết bị điện….phải được nối “không” hay còn gọi là nối đất. Điều này giúp giải quyết các vấn đề rò rỉ điện bên ngoài các thiết bị, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- Dây “không” bảo vệ được kí hiệu là P.E, đây là dây dẫn từ điểm trung tính của máy phát điện hoặc máy biến áp ( đối với mạng điện xoay chiều 3 pha ) hoặc từ đầu ra được nối đất ( đối với nguồn 1 pha ). Yêu cầu đối với dây này là phải có tiết diện không nhỏ hơn 0.5 tiết diện dây pha và phải được nối đất lặp lại ở đầu vào từ đường dây đến thiết bị cần nối “không” và ở cuối đường dây cũng như cuối các nhánh rẽ có chiều dài lớn hơn 200m.
- Thứ ba, trong trường hợp không thực hiện nối “không” thì cần lắp đặt các thiết bị có chức năng cắt điện bảo vệ dòng điện rò như ELCB hoặc cầu dao chống giật để đảm bảo mạch điện được ngắt khi có sự cố rò điện. Khi sử dụng các thiết bị này, hệ thống điện và phụ tải điện phải bảo đảm kĩ thuật để hạn chế dòng điện rò và đảm bảo chúng làm việc chính xác, tin cậy.
- “ELCB” là thiết bị làm việc dựa vào nguyên tắc phát hiện sự chênh lệch dòng điện đi và về để có thể ngắt phía nguồn tiêu thụ nếu giữa chúng có sự chênh lệch. Thiết bị này được dùng để bảo vệ an toàn cho lưới điện, an toàn cho các người trước các nguy cơ bị giật điện. Đối với một số trường hợp sử dụng điện có dòng điện biến thiên thay đổi tần số gây sập CB thì để an toàn cho người sử dụng, nhất là trong các phòng lab, các nhà cung cấp nên khuyến cáo khánh hàng nối tiếp đất. Với các gia đình có con nhỏ, cũng cần nối tiếp đất cho thiết bị để tránh ảnh hưởng đến trẻ nhỏ vì thần kinh phản xạ của trẻ còn yếu. Tại văn phòng Công ty TNHH Công nghệ Trung Sơn, đều này được thực hiện rất tốt, sàn văn phòng cũng được trải thảm và nhân viên đều đi giày dép để đảm bảo an toàn.
Qua bài viết này, Trung Sơn đã gửi đến bạn những thông tin về hiện tượng điện chạm mát, những nguy hiểm cũng như giải pháp để đề phòng hiện tượng này. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh khi sử dụng các thiết bị điện. Nếu vẫn còn thắc mắc nào về vấn đề này hoặc bất cứ vấn đề nào khác thì bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay Trung Sơn để được giải đáp. Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm: Phân cực kế – Cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ứng dụng & nơi cung cấp