KẼM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, NGUỒN GỐC, ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG

Kẽm và các đặc điểm, tính chất, ứng dụng của nó trong đời sống

Kẽm là gì? Nó xuất hiện từ khi nào và có những tính chất gì? Kẽm có vai trò gì đối với cơ thể người?

Cơ thể chúng ta là một thực thể vô cùng quý giá. Vì vậy cần phải biết quý trọng và giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh, đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp các dưỡng chất một cách tốt nhất có thể. Có bao giờ bạn biết cơ thể chúng ta đang thiếu những gì? Cần phải bổ sung thêm những gì? Để có thể nắm bắt được điều đó, bạn cần phải nắm rõ vai trò của các khoáng chất có trong cơ thể.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, hôm nay Trung Sơn xin được chia sẻ với bạn đọc một số thông tin hữu ích về Kim loại kẽm, một trong những chất rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu xem kẽm là gì nhé.

KẼM LÀ GÌ?

KẼM LÀ GÌ?
KẼM LÀ GÌ?

Về mặt hóa học: Kẽm là một nguyên tố kim loại lưỡng tính. Nó là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn nguyên tố, Kẽm chiếm khoảng 0,0075% trong vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ 24 trong lớp vỏ Trái Đất và có 5 đồng vị bền.

Kí hiệu hóa học: Zn

Cấu hình electron là [Ar]3d104s2 

Số hiệu hóa học là 30

Trạng thái oxi hóa thông thường duy nhất là +2.

Về mặt sinh học: Kẽm được xem là một chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể con người. Cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần được bổ sung từ bên ngoài, mặc dù cơ thể chỉ cần chúng với một lượng rất ít nhưng nếu thiếu sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh lý.

NGUỒN GỐC XUẤT HIỆN CỦA KẼM

Vào khoảng năm 1374, kẽm đã từng được công nhận là một kim loại có tên gọi đầu tiên là Fasada theo như y học Lexicon được cho là của vua Hindu Madanapala.

Kẽm được con người phát hiện và khai thác từ lâu đời, kẽm tinh khiết xuất hiện lần đầu là từ Zawar ở Rajasthan vào khoảng thế kỷ IX. Sau đó, kẽm nguyên chất được sản xuất quy mô lớn ở Ấn Độ vào thế kỷ XII. Cuối thế kỷ XVI, kẽm bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu.

Năm 1746, nhà hóa học người Đức tên là Andreas Sigismund Marggraf được công nhận đã tách được kẽm kim loại tinh khiết. 

Tiếp đó, và năm 1800, Luigi Galvani và Alessandro Volta đã phát hiện ra các đặc tính điện hóa học của kẽm.  

 

Xem thêm: Clorofom là gì? Những điều không thể bỏ qua về hoá chất Clorofom này

 

TÍNH CHẤT CỦA KẼM

Tính chất vật lý

  • Kẽm có màu trắng xanh, óng ánh và nghịch từ, tuy nhiên kẽm phẩm cấp thương mại lại có màu xám xỉn.
  • Phân bố tinh thể của kẽm loãng và có cấu trúc tinh thể sáu phương với một kết cấu lục giác không đều, trong đó mỗi nguyên tử có sáu nguyên tử gần nhất (cách 265,9 pm) trong mặt phẳng riêng của chúng và sáu nguyên tử khác tại khoảng cách lớn hơn 290,6 pm.
  • Kẽm là chất dẫn điện khá tốt.
  • Kim loại kẽm tương đối cứng và giòn ở hầu hết cấp nhiệt độ nhưng khi đạt đến 100 đến 150 °C thì trở nên dễ uốn từ. Trên 210°C, kim loại kẽm giòn trở lại và có thể được tán nhỏ bằng lực. 
  • Khối lượng riêng: 7,13 g/cm3
  • Độ nóng chảy: (419,5 °C, 787,1F)
  • Điểm sôi: 907 °C. Điểm sôi của kẽm khá thấp, là một trong số những điểm sôi thấp 

Tính chất hóa học của zn

– Kẽm là kim loại có độ hoạt động trung bình và là chất có tính oxy hóa mạnh.

– Kẽm cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh lục tạo ra khói kẽm ôxít:

    • Zn + O2 ZnO

– Kẽm dễ dàng phản ứng với các axít, kiềm và các phi kim khác:

    • Tác dụng với axit: Zn + H2SO4 2H2O + SO2 + ZnSO4
    • Tác dụng với kiềm: Zn + NaOH Na2ZnO2 + H2
    • Tác dụng với phi kim khác: Zn + Cl2   → ZnCl2

– Kẽm còn có thể tác dụng với nước nhưng phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng Hydrozincit, Zn5(OH)6(CO3)2 bảo vệ.

Tính chất hóa học của kẽm tương tự tính chất của các kim loại chuyển tiếp nằm ở vị trí cuối cùng của hàng đầu tiên như niken và đồng, mặc dù nó có lớp d được lấp đầy electron, do đó các hợp chất của nó là nghịch từ và hầu như không màu.

KHAI THÁC KẼM

Kẽm được khai thác nhiều nhất là là Sphalerit, phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất tại các nước như Úc, Mỹ, Canada và Iran và quốc gia có trữ lượng kẽm lớn nhất.

Kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến thứ 4 sau sắt, nhôm và đồng với sản lượng hàng năm khoảng 13 triệu tấn.

Trên toàn cầu, 95% kẽm được khai thác từ các mỏ quặng sunfua, trong đó ZnS luôn lẫn với đồng, chì và sắt sunfua.

ỨNG DỤNG CỦA CHẤT KẼM

Về mặt hóa học

ỨNG DỤNG CỦA CHẤT KẼM
ỨNG DỤNG CỦA CHẤT KẼM

Trong sản xuất kẽm có công dụng chính là sử dụng làm chất chống ăn mòn ở dạng mạ phủ bề mặt trên thép, ví dụ như dùng để xi mạ các chi tiết kim loại, dây thép,… hoặc dùng để làm pin kẽm, đồng thau.

Kẽm còn được dùng đúc cực chống ăn mòn trong các loại tàu biển để ngăn ngừa sự bào mòn bởi các tác nhân oxy hóa.

Bên cạnh đó, các loại hợp chất kẽm cũng được sử dụng phổ biến như kẽm kẽm clorua có tác dụng làm chất khử mùi, kẽm sunfua là thành phần sản xuất sơn huỳnh quang, kẽm pyrithion dùng trong sản xuất các loại dầu gội đầu trị gàu, kẽm methyl (hay kẽm diethyl), và được sử dụng để điều chế chất khác ở phòng thí nghiệm.

Về mặt sinh học

ỨNG DỤNG CỦA CHẤT KẼM
ỨNG DỤNG CỦA CHẤT KẼM

Kẽm là một chất khoáng vi lượng rất quan trọng và vô cùng cần thiết cho sinh vật và sức khỏe con người

– Giúp phát triển não bộ: Kẽm cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động một cách tối ưu.

– Có vai trò quan trọng trong phát triển thai thi và trẻ nhỏ: theo như nghiên cứu của các nhà khoa học, kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, đóng vai trò quan trọng quá trình hình thành phát triển và phân chia tế bào máu, tái cấu trúc tim, tạo tế bào mỡ, phát triển hệ xương… Do đó kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu thiếu kẽm, thai nhi dễ bị chậm phát triển, nhẹ cân, dị tật.

Ở trẻ em, thiếu kẽm gây ra chứng chậm phát triển, phát dục trễ, dễ nhiễm trùng và tiêu chảy. Mỗi năm có thể gây thiệt mạng khoảng 800.000 trẻ em trên toàn thế giới vì thiếu loại chất này.

– Giúp xương chắc khỏe: Bên cạnh canxi, kẽm là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương, nhờ kẽm mà cơ thể chúng ta có một khung xương chắc khỏe, giữ cho cơ thể luôn thăng bằng và khỏe mạnh.

– Đem lại làn da khỏe và đẹp: Kẽm giúp cơ thể tiết ra collagen có tác dụng làm cho da trở nên mịn màng, tươi trẻ. Bên cạnh đó, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra dị ứng hoặc nổi mụn.

– Tốt cho võng mạc: Kẽm là nguyên tố quan trọng cung cấp vitamin A cho mắt, vì nếu thiếu vitamin A có thể gây suy giảm thị lực. Thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.

– Giúp tóc chắc khỏe, mượt mà: Dấu hiệu để chứng minh điều này là thiếu kẽm chính là nguyên nhân chính khiến tóc bị gãy rụng, khô xơ. Bổ sung đủ kẽm sẽ giúp bạn có mái tóc óng ả, dày và chắc khỏe.

– Cân bằng nội tiết tố cho cơ thể: Kẽm là thành phần không thể thiếu để sản xuất insulin- hormone có vai trò điều tiết lượng đường máu.

CÁC NGUỒN THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM

CÁC NGUỒN THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM
CÁC NGUỒN THỰC PHẨM BỔ SUNG KẼM

Theo như nghiên cứu, phụ nữ cần 8mg kẽm mỗi ngày, và nam giới cần 11mg kẽm mỗi ngày. Do đó, để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, chúng ta cần bổ sung đủ các khoáng chất cho cơ thể. 

Dưới đây là một số thực phẩm có chứa kẽm mà bạn cần cho vào thực đơn mỗi ngày:

– Kẽm có khá nhiều trong các loại hải sản, đặc biệt là hàu, tôm, cua.

– Các loại thịt có màu đỏ cũng là nơi cung cấp một nguồn kẽm khá dồi dào như là thịt bò, thịt cừu,…

– Kẽm có nhiều trong các loại hạt: hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, hạt óc chó, hạt ngô, hạt bí, mè… và các loại rau củ như: nấm, rau bi na, các loại đậu, mầm lúa mì.

– Ngoài thực phẩm tự nhiên, sữa bột là lựa chọn để bổ sung kẽm và nhiều chất dinh dưỡng khác, giúp kẽm hoạt động hiệu quả. 

 

Có thể bạn quan tâm: Hoá Chất HF Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Hoá Chất Này

 

MỘT SỐ LƯU Ý KHI BỔ SUNG CHẤT KẼM

MỘT SỐ LƯU Ý KHI BỔ SUNG CHẤT KẼM
MỘT SỐ LƯU Ý KHI BỔ SUNG CHẤT KẼM

– Các khoáng chất và chất dinh dưỡng sẽ được phát huy tác dụng một cách hiệu quả nếu như được hấp thụ đúng liều lượng và đúng cách. Do đó, nếu lượng kẽm được hấp thụ quá liều lượng sẽ phản tác dụng, gây ra hiện tượng thừa kẽm trong cơ thể, làm cản trở việc hấp thụ sắt và đồng qua đường ruột. Điều này sẽ làm thiếu hụt các khoáng chất thiết yếu cung cấp cho mạch máu, gây ra các hiện tượng xấu cho cơ thể như thiếu máu, loãng xương, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, bạc tóc và ảnh hưởng xấu cho da.

– Việc hấp thụ thường xuyên nhiều hơn 40mg kẽm trong một ngày sẽ gây cho ta cảm giác buồn nôn , khó chịu và các triệu chứng như nhức đầu hoặc phát nhiệt .Hơn nữa nếu lượng kẽm trong cơ thể vượt quá ngưỡng 2.000 mg sẻ gây ra tình trạng ngộ độc kẽm cấp tính.

– Đối tượng cần được bổ sung kẽm thường là phụ nữ mang thai và cho con bú, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa và nghiện rượu.

– Không nên chế biến thực phẩm quá chín, dễ làm mất đi lượng Kẽm trong thực phẩm.

– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu vì trong bia rượu chứa các chất làm đào thải không chỉ kẽm mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác ra khỏi cơ thể, gây hại đến sức khỏe.

NƠI MUA CHẤT KẼM UY TÍN

NƠI MUA CHẤT KẼM UY TÍN
NƠI MUA CHẤT KẼM UY TÍN

Hiện nay, nhu cầu sử dụng chất kẽm trong sản xuất cũng như các loại thuốc bổ sung chất kẽm ngày càng nhiều. Đáp ứng nhu cầu đó, công ty Trung Sơn chuyên cung cấp các sản phẩm các sản phẩm phục vụ cho thí nghiệm và sản xuất đời sống rất mong muốn có thể mang đến cho khách hàng sự tin tưởng tuyệt đối.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tìm mua sản phẩm hoặc có bất kì thắc mắc nào cần được giải đáp để được chúng tôi tư vấn và chăm sóc tận tình nhất.

    YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG


    2 thoughts on “Kẽm và các đặc điểm, tính chất, ứng dụng của nó trong đời sống

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Zalo
    Hotline
    Zalo Zalo
    Hotline Hotline