Tủ an toàn sinh học cấp 2 là một sản phẩm có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong quá trình nghiên cứu hay thí nghiệm để bảo vệ an toàn cho các mẫu thử và kể cả môi trường xung quanh khỏi các vi sinh vật gây bệnh. Vậy an toàn sinh học sử dụng như thế nào? Tủ an toàn sinh học cấp 2 được ứng dụng như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tủ an toàn sinh học cấp 2 nhé!

Tổng quan về tủ an toàn sinh học cấp 2

Tủ an toàn sinh học cấp 2 là gì?

Tủ an toàn sinh học cấp 2 là gì?
Tủ an toàn sinh học cấp 2 là gì?

Sản phẩm tủ an toàn sinh học cấp 1 không bảo vệ cho mẫu mà chỉ bảo vệ cho con người và môi trường xung quanh thì tủ an toàn cấp hai được cải tiến hơn. 

Tủ an toàn sinh học cấp 2 là một phẩm có dạng thao tác kín dùng trong các phòng thí nghiệm được sử dụng để bảo vệ an toàn được cho con người, môi trường xung quanh và kể cả mẫu trước các tác nhân lây nhiễm sinh học như các vi sinh vật gây bệnh hay các vi sinh vật có thể gây bệnh.

Những nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học

Những nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học
Những nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học

Mỗi loại tủ an toàn sinh học sẽ được sử dụng cho các nhóm nguy có lây nhiễm sinh học cụ thể. Có 4 nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học theo CDC đó là:

Nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học 1 (BSL-1) đây là nhóm mà các vi sinh vật thường sẽ không có khả năng gây bệnh vì vậy không có nguy cơ lây nhiễm sinh học hay nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng thấp.

Nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học 2 (BSL-2) đây là nhóm có khả năng lây nhiễm cho cá thể nhưng không gây nguy hiểm cho người thao tác, vật nuôi, khả năng lây nhiễm trong cộng đồng thấp. Có phương pháp điều trị hiệu quả đối với nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học cấp 2 này.

Nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học 3 (BSL-3) đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, tác nhân gây bệnh sẽ gây bệnh nặng cho người và động vật nhưng sẽ không lây từ cá thể này sang cá thể khác trong điều kiện thường. Đối với nhóm nguy cơ lây nhiễm sinh học 3 khả năng lây nhiễm trong cộng đồng thấp. Có biện pháp điều trị và biện pháp phòng chống đối với nhóm BSL-3.

Nhóm nguy cơ lây nhiễm 4 (BSL-4) đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và và cũng nguy hiểm nhất. Đối với nhóm BSL-4 nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cao và có khả năng lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp từ cá thể này sang cá thể khác một cách dễ dàng, khi gây bệnh sẽ gây ra bệnh nặng cho người và động vật. Chưa có phòng bênh và biện pháp điều trị cụ thể.

Phân loại tủ an toàn sinh học cấp 2

Phân loại tủ an toàn sinh học cấp 2
Phân loại tủ an toàn sinh học cấp 2

Tủ an toàn sinh học cấp 2 gồm 4 kiểu bao gồm:

    • Tủ an toàn sinh học cấp 2 A1
    • Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2 
    • Tủ an toàn sinh học cấp 2 B1
    • Tủ an toàn sinh học cấp 2 B2

Tất cả các loại tủ an toàn sinh học cấp 2 đều được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn quốc tế NSF (The National Sanitation Foundation). Tất cả các loại tủ an toàn sinh học cấp 2 đều bảo vệ an toàn cho người dùng, bảo vệ an toàn cho mẫu và bảo vệ an toàn cho môi trường xung quanh.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 A1

Đối với tủ an toàn sinh học cấp 2 loại A1 sẽ không làm việc với các mẫu có tác nhân phóng xạ và hơi độc, hệ thống thải khí của loại tủ này là hệ thống thải khí trong phòng, tỉ lệ khí xả là 30%, tỉ lệ khí tuần hoàn là 70%, tốc độ khí tại của làm việc ( hay còn gọi là tốc độ INFLOW) là 75 fpm (tương đương với 0.38m/giây), mức an toàn sinh học là nhóm BSL-1, BSL-2, BSL-3.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 A2

Đối với tủ an toàn sinh học cấp 2 loại A2 sẽ không làm việc với các mẫu có tác nhân phóng xạ và hơi độc, hệ thống thải khí của loại tủ này là hệ thống thải khí trong phòng, tỉ lệ khí xả là 30%, tỉ lệ khí tuần hoàn là 70%, tốc độ khí tại của làm việc ( hay còn gọi là tốc độ INFLOW) là 100 fpm (tương đương với 0.5m/giây), bảo vệ cho người dùng trước các tác nhân lây nhiễm là nhóm BSL-1, BSL-2, BSL-3.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 loại A2 là kiểu được sử dụng nhiều nhất bởi nó được áp dụng vào nhiều lĩnh vực, có giá thành hợp lý và có khoảng 95% là sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 2 loại A2.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 B1

Đối với tủ an toàn sinh học cấp 2 loại B1 sẽ làm việc với các mẫu có lượng nhỏ tác nhân phóng xạ và hơi độc, hệ thống thải khí của loại tủ này có ống cứng thải ra bên ngoài phòng, plena áp suất âm, tỉ lệ khí xả là 70%, tỉ lệ khí tuần hoàn là 30%, tốc độ khí tại của làm việc ( hay còn gọi là tốc độ INFLOW) là 100 fpm (tương đương với 0.5m/giây), bảo vệ cho người dùng trước các tác nhân lây nhiễm là nhóm BSL-1, BSL-2, BSL-3.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 B2 

Đối với tủ an toàn sinh học cấp 2 loại B2 sẽ làm việc với các mẫu có lượng nhỏ tác nhân phóng xạ và hơi độc, hệ thống thải khí của loại tủ này có ống cứng thải ra bên ngoài phòng, tỉ lệ khí xả là 100%, tỉ lệ khí tuần hoàn là 0%, tốc độ khí tại của làm việc ( hay còn gọi là tốc độ INFLOW) là 100 fpm (tương đương với 0.5m/giây), bảo vệ cho người dùng trước các tác nhân lây nhiễm là nhóm BSL-1, BSL-2, BSL-3.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 có cấu tạo như thế nào?

Tủ an toàn sinh học cấp 2 có cấu tạo như thế nào?
Tủ an toàn sinh học cấp 2 có cấu tạo như thế nào?

Tủ an toàn sinh học cấp 2 kiểu A1 có cấu tạo gồm cửa trước, khung kính của tủ, màng HEPA cho khí xả, màng HEPA cấp, buồng khí chung của tủ, quạt gió của tủ an toàn sinh học.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 kiểu A2 có cấu tạo gồm cửa trước, khung cửa của tủ, màng lọc HEPA cho khí xả, màng lọc HEPA cho khí cấp, buồng khí chung áp lực dương, buồng khí chung áp lực âm. 

Tủ an toàn sinh học cấp 2 kiểu B1 có cấu tạo gồm cửa trước của tủ, khung kính của tủ, màng lọc HEPA cho khí xả, màng lọc HEPA cho khí cấp, đường khí xả áp lực âm, quạt gió, màng lọc HEPA bổ sung cho khí cấp.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 kiểu B2 có cấu tạo gồm cửa trước, khung cửa của tủ, màng lọc HEPA cho khí xả, màng lọc HEPA cho khí cấp, buồng khí xả áp lực âm.

Tủ an toàn sinh học cấp 2 hoạt động như thế nào?

Tủ an toàn sinh học cấp 2 hoạt động như thế nào?
Tủ an toàn sinh học cấp 2 hoạt động như thế nào?

Tủ an toàn sinh học cấp 2 sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc đó là dùng dựa quạt hút phía trên tủ tạo ra một màng khí bao bọc lấy mẫu.

Thông qua các lỗ trên thanh hút khí trước của tủ khí trong phòng được máy hút của tủ hút vào và được hút vào khe phía dưới tủ.

Sau khi được lọc bởi tấm học HEPA, lượng khí chạy xuống không gian làm phải luôn đảm bảo rằng lúc nào cũng phải đủ để bảo vệ an toàn cho mẫu thí nghiệm khỏi các tác nhân gây bệnh.

Dòng khí downflow ( dòng khí thổi xuống) của tủ an toàn sinh học có độ đồng dạng cao, thường tốc độ của của dòng khi downflow giao động không vượt quá 20% tốc độ trung bình.

Sự đồng dạng của dòng khí downflow sẽ giúp các mẫu vật đặt ở vị trí khác nhau tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn lẫn nhau.

Dòng khí sạch của màng lọc HEPA chính sẽ luôn bao phủ mẫu vật và sẽ tuần hoàn loại bỏ mọi tác nhân có thể tác động đến mẫu.

Màng lọc HEPA phụ lọc không khí xả ngăn ngừa tác nhân gây hại phát tán ra môi trường. Tủ an toàn sinh học cấp 2 sẽ bảo vệ an toàn cho người sử dụng khỏi các mẫu có lượng nhỏ tác nhân phóng xạ hay hơi độc dễ bay hơi khi sử dụng khi khí trong tủ an toàn sinh học thoát ra ngoài thông qua ống dẫn hở.

Những lưu ý khi sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 2 

Những lưu ý khi sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 2
Những lưu ý khi sử dụng tủ an toàn sinh học cấp 2

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cần lưu ý những điều sau khi sử dụng tủ an toàn sinh học:

    • Trước khi sử dụng tủ an toàn sinh học người dùng cần vệ sinh tay sạch sẽ và đeo bao tay, áo khoác phòng thí nghiệm.
    • Trước khi sử dụng tủ an toàn sinh học cần kiểm tra các tính năng của tủ, tắt đèn UV và đảm bảo rằng cửa tủ đã mở tại vị trí vận hành
    • Để chắc chắn không có dị vật hay vất cứ gì ngăn cản lỗ hút khí của tủ người sử dụng cần kiểm tra các lỗ hút, lưới hút khí ở mặt sau của tủ. Đọc và ghi lại chỉ số của đồng hồ đo áp suất.
    • Sau khi khởi động đèn huỳnh quang và quạt hút của tủ cần cần để tủ hoạt động trong vòng tối thiểu 15 phút.
    • Dùng hỗn hợp khử trùng chuyên dụng để khử nhiễm tủ, dùng cồn 70 độ làm sạch và phải để tủ khô trước khi sử dụng.
    • Chuẩn bị các vật tư thiết bị cần thiết và đưa vào tủ theo tuần tự một cách cẩn thận và khoảng cách tối thiểu giữa các dụng cụ thí nghiệm là 10cm so với cửa trước của tủ. Thực hiện thao tác với mẫu vật độc hại cần di chuyển từ vị trí giữa tủ vào phía trong tính từ cửa.
    • Để giảm sự nhiễm bẩn từ các vật tư đã sử dụng và các vật tư chưa qua sử dụng người dùng cần sắp xếp và phân chia khu vực cho các vật tư sạch và vật tư đã qua sử dụng.
    • Lưu ý cần hạn chế di chuyển và mở cửa phòng thí nghiệm trong quá trình sử dụng tủ an toàn sinh học. 

Nên mua tủ an toàn sinh học cấp 2 ở đâu?

Với công dụng tuyệt vời của tủ an toàn sinh học cấp 2 người sử dụng luôn muốn sở hữu một sản phẩm có chất lượng cao. Công ty TNHH công nghệ Trung Sơn là một địa chỉ uy tín để bạn an tâm sỡ hữu sản phẩm tủ an toàn sinh học có chất lượng cao.

    • Trung Sơn đảm bảo luôn cung cấp những sản phẩm tủ an toàn sinh học cấp 2 chính hãng và lấy trực tiếp từ nhà sản xuất
    • Những sản phẩm Trung Sơn cung cấp luôn đảm bảo có chất lượng hàng đầu và giá cả hợp lý
    • Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm sẽ luôn nhiệt tình hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng
    • Trung Sơn nhận giao hàng trên toàn quốc, khi giao hàng luôn cung cấp đầy đủ chứng từ, hóa đơn của sản phẩm

Đặc biệt Trung Sơn là địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm hàng đầu về nội thất phòng thí nghiệm, các hóa chất phòng thí nghiệm, dụng cụ phòng thí nghiệm và còn rất nhiều sản phẩm khác hãy đến trực tiếp cửa hàng để sử dụng dịch vụ mua sắm của Trung Sơn nhé!

Quý khách hàng hãy liên hệ với Trung Sơn qua những thông tin sau để được nhân viên chúng tôi hỗ trợ tư vấn và mua sắm :

    • Địa chỉ: 403 Nguyễn Thái Bình, P. 12, Q. Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
    • Điện thoại: (028) 3811 9991 – Fax: (028) 3811 9993
    • Email: info@tschem.com.vn
    • Website: https://tschem.com.vn.

Trung Sơn hân hạnh được phục vụ quý khách hàng !

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline