Trong phòng thí nghiệm, người ta thường phải diệt khuẩn, tiệt trùng hoặc sấy khô các dụng cụ thí nghiệm để khi thực hiện các thí nghiệm sẽ cho kết quả chính xác nhất. Để thực hiện các thao tác đó, người ta thường dùng một thiết bị có tên gọi là tủ sấy hay còn gọi là tủ sấy phòng thí nghiệm.

GIỚI THIỆU VỀ TỦ SẤY PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Tủ sấy phòng thí nghiệm là gì?

Tủ sấy phòng thí nghiệm là thiết bị được dùng để khử trùng, làm sạch các dụng cụ thí nghiệm để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Đặc điểm của tủ chính thường được điều khiển bằng điện tử và có thể được cài đặt để giữ cho nhiệt độ trong khoang chứa ở một mức độ nhất định. Loại thiết bị này thường được dùng trong phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm y tế, dược phẩm, thực phẩm và công nghiệp,…

2. Cấu tạo của tủ sấy trong phòng thí nghiệm

Tủ sấy phòng thí nghiệm thường có cấu tạo gồm các bộ phận sau:

– Khoang sấy: Là khoang bên trong tủ được làm bằng vật liệu chống ăn mòn và dễ dàng vệ sinh. Khoang sấy có cửa kính trong suốt để người sử dụng có thể quan sát quá trình sấy khô mẫu hoặc thiết bị bên trong.

– Giá đỡ: Được đặt bên trong khoang sấy để đặt mẫu hoặc thiết bị cần sấy khô. Một số mô hình có thể điều chỉnh được vị trí giá để phù hợp với các kích thước khác nhau của mẫu hoặc thiết bị.

– Hệ thống quạt và ống dẫn: Giúp lưu thông không khí trong tủ và giúp đảm bảo sự phân phối nhiệt đều trên toàn bộ mẫu hoặc thiết bị.

– Bộ điều khiển nhiệt độ: Điều khiển nhiệt độ cho phép người sử dụng đặt nhiệt độ và thời gian sấy khô.

– Cảm biến nhiệt độ và độ ẩm: Giúp giám sát nhiệt độ và độ ẩm bên trong tủ, giúp đảm bảo môi trường bên trong tủ được kiểm soát chính xác.

– Hệ thống bảo vệ: Bảo vệ tủ khỏi quá nhiệt và quá tải điện áp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thiết bị.

– Cửa tủ: Có thể được làm bằng kính hoặc vật liệu khác, được trang bị bản lề và khóa để đảm bảo an toàn cho mẫu hoặc thiết bị bên trong.

– Màn hình hiển thị: Hiển thị nhiệt độ, độ ẩm và các thông số khác của tủ sấy phòng thí nghiệm.

– Chân đỡ: Giúp giữ cho tủ sấy phòng thí nghiệm ổn định và tránh rung lắc trong quá trình sử dụng.

3. Công dụng của tủ sấy phòng thí nghiệm

Tủ sấy ở mỗi phòng thí nghiệm sẽ có các công dụng khác nhau như sau:

– Trong phòng thí nghiệm nuôi cấy vi sinh: Được dùng để sấy khô, tiệt trùng que cấy, đĩa Petri,..để tránh bị nhiễm vi sinh vật lạ làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy.

– Trong các phòng thí nghiệm sản xuất dược phẩm, nông sản: Dùng để sấy khô nguyên vật liệu để nguyên vật liệu không bị ẩm mốc, đồng thời cũng đảm bảo nhiệt độ đồng đều cho các lô nguyên vật liệu, thực phẩm trong dây chuyền sản xuất.

– Trong phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên sâu: Giúp sấy khô, diệt khuẩn toàn bộ dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh một cách an toàn và hiệu quả ở mức nhiệt độ hợp li, không gây nứt, vỡ, hư hỏng,..

PHÂN LOẠI TỦ SẤY PHÒNG THÍ NGHIỆM

Dựa vào kiểu đối lưu không khí và mục đích sử dụng mà tủ sấy được chia thành những loại sau:

1. Tủ sấy đối lưu cưỡng bức

– Đây là loại tủ sấy sử dụng công nghệ đối lưu cưỡng bức với tốc độ gia nhiệt của máy nhanh, độ đồng nhất nhiệt độ cao và nhiệt độ hoàn toàn chính xác với nhiệt độ mà người dùng điều chỉnh.

– Một số tủ sấy chất lượng cao còn có khả năng lập trình chế độ sấy tự động cho từng loại dụng cụ khác nhau.

– Tủ sấy này thực hiện chế độ đối lưu khí cưỡng bức bằng quạt.

– Giải nhiệt độ hoạt động: nhiệt độ môi trường + 10 đến 250 độ C.

– Bộ điều khiển vi xử lí điện tử: PID

– Bộ gia nhiệt đặt ở vách sau tủ có quạt tản nhiệt theo phương ngang.

– Loại tủ này có độ chính xác và độ đồng đều nhiệt độ cao.

– Dung tích tủ từ 50 lít đến 250 lít.

2. Tủ sấy đối lưu tự nhiên

– Tủ sấy này thích hợp với việc sấy khô và tiệt trùng các dụng cụ thuỷ tinh như đĩa Petri, ống nghiệm, dụng cụ phòng lab,…và thường được sử dụng ở phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm,..

– Ưu điểm của loại tủ này là tiêu thụ điện năng thấp, độ chính xác cao.

– Nguyên lí hoạt động: dựa trên đối lưu không khí tự nhiên

– Giải nhiệt độ hoạt động: nhiệt độ môi trường + 10 đến 250 độ C.

– Bộ điều khiển vi xử lí điện tử: PID

– Bộ gia nhiệt đặt ở vách đáy tủ.

– Dung tích tủ từ 50 đến 250 lít.

3. Tủ sấy chân không

– Loại tủ này được dùng để sấy bay hơi nước hoặc dung môi có trong mẫu vật, vật liệu tại điều kiện chân không và nhiệt độ thấp, thích hợp để sấy các mẫu nhạy cảm với nhiệt độ và oxi.

– Bộ gia nhiệt: được thiết kế ở 2 vách bên, truyền nhiệt vào giá đỡ bằng nhôm để đảm bảo nhiệt độ đồng đều.

– Bộ điều khiển vi xử lí điện tử: PID.

– Giải nhiệt độ môi trường: nhiệt độ môi trường + 10 đến 250 độ C.

– Tủ cần thêm bộ phận bơm chân không và bẫy lạnh.

4. Tủ sấy có lọc

– Tủ này sử dụng màng lọc HEPA class 14 loại bỏ các hạt bụi có kích thước > 0.3 micromet với hiệu năng đạt 99,995 % để dảm bảo độ sạch của không khí khi hoạt động.

– Tủ này dùng để sấy các mẫu cần đảm bảo sạch bụi như vật liệu điện tử/ bán dẫn và dược phẩm.

5. Tủ sấy tiệt trùng

– Loại tủ này được sử dụng để tiệt trùng dụng cụ bằng hơi nóng tại nhiệt độ 160 đến 180 độ C liên tục trong thời gian tối thiểu khoảng 30 đến 60 phút..

– Tủ sấy nhiệt độ cao

– Tủ này có độ gia nhiệt cực đại lên đến 350 độ C, thích hợp cho các ứng dụng cần yêu cầu nhiệt độ cao.

THƯƠNG HIỆU TỦ SẤY PHÒNG THÍ NGHIỆM CHẤT LƯỢNG NHẤT

Một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất tủ sấy phòng thí nghiệm chính là Memmert. Với hơn 70 năm kinh nghiệm, những sản phẩm được tạo ra luôn đạt tiêu chuẩn cao và được đông đảo người sử dụng tin dùng. Chính vì vậy, tủ sấy phòng thí nghiệm Memmert được sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm của các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và sản xuất, và các lĩnh vực khác liên quan đến khoa học và công nghệ.

Một số đặc điểm nổi bật của Tủ sấy phòng thí nghiệm Memmert bao gồm:

1. Độ chính xác cao:

– Được thiết kế để đạt độ chính xác cao nhất trong việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm bên trong tủ. Hệ thống điều khiển nhiệt độ và độ ẩm chính xác đảm bảo môi trường bên trong tủ được kiểm soát chính xác, giúp bảo vệ các mẫu hoặc thiết bị bên trong.

2. An toàn và đáng tin cậy:

– Được trang bị các tính năng an toàn như bảo vệ quá nhiệt, quá tải điện áp, khóa cửa tủ và các cảm biến quá áp suất. Điều này đảm bảo rằng tủ sấy phòng thí nghiệm luôn hoạt động an toàn và bảo vệ người sử dụng.

3. Hiệu quả và tiết kiệm năng lượng:

– Tủ sấy phòng thí nghiệm Memmert được thiết kế để hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Hệ thống giữ nhiệt hiệu quả giúp duy trì nhiệt độ bên trong tủ ngay cả khi cửa tủ mở, giúp giảm lượng năng lượng tiêu thụ.

4. Dễ sử dụng:

– Thiết kế đơn giản và dễ sử dụng. Màn hình hiển thị nhiệt độ và độ ẩm bên trong tủ rõ ràng và dễ đọc. Các điều khiển được đặt trên mặt tủ, giúp người sử dụng dễ dàng điều chỉnh các thiết lập.

GIÁ TỦ SẤY PHÒNG THÍ NGHIỆM

Hiện nay, giá tủ sấy phòng thí nghiệm trên thị trường có sự biến động tuỳ thuộc vào cấu tạo, loại sản phẩm cũng như khả năng gia nhiệt. Tuy nhiên nhìn chung mức giá cơ bản mà khách hàng có thể tham khảo tùy theo từng loại là:

– Tủ sấy đối lưu cưỡng bức: Tuỳ theo kích cỡ mà có giá dao động từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.

– Tủ sấy nhiệt độ cao đối lưu tự nhiên: Từ 10- 20 triệu.

– Tủ sấy tiệt trùng: Giá khoảng từ 80-120 triệu. 

– Tủ sấy đối lưu cưỡng bức trên 1000l: Mức giá chung từ 100- 300 triệu tuỳ mỗi loại.

Như vậy, khi chọn mua tủ sấy phòng thí nghiệm, khách hàng cần xác định cụ thể nhu cầu sử dụng và lựa chọn loại tủ tương ứng, sau đó tham khảo mức giá từ nhiều đơn vị cung cấp để chọn được sản phẩm từ doanh nghiệp có giá phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo giá tủ sấy phòng thí nghiệm trên nhiều kênh khác nhau hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được báo giá chi tiết và tư vấn cụ thể mỗi sản phẩm.

MUA TỦ SẤY PHÒNG THÍ NGHIỆM CHÍNH HÃNG TẠI TRUNG SƠN

Công ty Trung Sơn được biết đến là địa chỉ tin cậy cung cấp Tủ sấy phòng thí nghiệm chính hãng, giá cá cạnh tranh và chất lượng nên luôn được khách hàng tin dùng trong nhiều năm qua.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng loại thiết bị này thì Trung Sơn chắc chắn là địa chỉ mà bạn không thể bỏ qua. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: (028) 3811 9991 để được cung cấp sản phẩm chất lượng và sự phục vụ làm bạn hài lòng nhất.

Zalo
Hotline
Zalo Zalo
Hotline Hotline