Site icon Công ty TNHH Công Nghệ Trung Sơn

MSDS là gì? Mục đích, nội dung, quy định và hướng dẫn làm bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

Bảng dữ liệu an toàn vật liệu MSDS

Bảng dữ liệu an toàn vật liệu MSDS

MSDS là gì? Mục đích của việc ban hành bảng MSDS của các chất là gì? Ai là người có thẩm quyền ban hành MSDS cũng như nội dung chính của phiếu an toàn hóa chất này là gì? Và nội dung chính, hướng dẫn cách làm MSDS, cách tra cứu MSDS ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được Công Ty Trung Sơn giải đáp ngay sau đây.

Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định tất cả các mặt hàng ngoài hoá chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS. Chỉ khi nào hhách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, lô hàng thì mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam, sẽ không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào thiếu MSDS mà hàng hoá được xuất thông qua các hãng chuyển phát nhanh Quốc tế như DHL, FedEx, TNT & UPS tại Việt Nam. Nghe đến đây, các bạn có thắc mặc MDSD là gì không? Nó quan trọng như thế nào mà lại được quy định chặt chẽ như vậy cũng như mục đich của MSDS là gì? Mục đích cũng như nội dung của nó ra sao? Tất cả những điều này sẽ được Trung Sơn của chúng tôi giải đáp chi tiết dưới bài viết này.

Để dễ dàng hơn, chúng ta sẽ khởi động với cái đơn giản nhất đó chính là khái niệm của MSDS.là gì nhé!!!

MSDS LÀ GÌ? PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT MSDS LÀ GÌ?

Như trên hình vẽ, MSDS là cụm từ được viết tắt của Material Safety Data Sheet.

MSDS là viết tắt của Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (Material Data Safety Sheets) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để phục vụ cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

Không phải bất cứ hàng hóa nào cũng cần đến giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất thường được yêu cầu cung cấp khi hàng hóa mang tính nguy hiểm, nhất là dễ cháy nổ. Ngoài ra, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi khi cũng cần thực hiện giấy chứng nhận MSDS để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng.

MỤC ĐÍCH CỦA MSDS LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN MSDS

Không đơn giản MSDS được ban hành ra chỉ để đáp ứng đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng hay đáp ứng điều kiện cần của việc vận chuyển thông qua đường hàng không. Như vậy mục đích sau cuối của MSDS  là gì? Liệu phải chăng chỉ dừng lại ở đó hay còn nhiều hơn nữa những thông tin ẩn trong MSDS. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mục đích của MSDS.

MỤC ĐÍCH CỦA MSDS LÀ GÌ ?

Một bảng MSDS giúp:

Khi nào cần msds:

 

Xem thêm bài viết khác: Một số thiết bị phòng Lab tiêu biểu cần phải có

 

AI LÀ NGƯỜI LÀM MSDS VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN RA SAO

AI LÀ NGƯỜI LÀM MSDS

Thông thường MSDS sẽ được cung cấp bởi người bán hoặc nhà cung cấp sản phẩm, có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân, … cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).

Về trách nhiệm của các bên liên quan

Các nhà cung cấp :

Thông thường, giấy chứng nhận MSDS sẽ yêu cầu có dấu của công ty sản xuất hoặc công ty hiện đang phân phối sản phẩm đó. Trong trường hợp thông tin trên giấy chứng nhận không chính xác hoặc giả mạo, công ty sẽ chịu xử phạt theo quy định của Pháp luật. Mức độ nhẹ có thể tịch thu, thu giữ lô hàng hay nặng hơn lô hàng có thể bị tiêu hủy. Ngoài ra, bên nhà cung cấp còn phải có trách nhiệm như sau :

Tổ chức sử dụng :

Người lao động :

NỘI DUNG CỦA MSDS BAO GỒM NHỮNG GÌ ?

NỘI DUNG CỦA MSDS BAO GỒM NHỮNG GÌ

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

QUY ĐỊNH MSDS CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

MSDS của mỗi hóa chất được yêu cầu kèm theo bao bì của hóa chất, phải được chuẩn bị bởi các nhà cung cấp hóa chất đó, bằng ngôn ngữ và theo các quy định của quốc gia nơi hóa chất được lưu hành.

GHS (Hệ thống hài hòa toàn cầu) cho MSDS và SDS:

SDS ở châu Á-Thái Bình Dương:

Các quốc gia ở châu Á có những tiêu chuẩn riêng của họ về SDS

Úc tuân theo NOHSC: 2011 (2004)

Các tiêu chuẩn của Trung Quốc là GB 16483-2000, GB T16483-2008 cho MSDS. Trung Quốc cũng thông qua GHS và tiêu chuẩn GB 15258-2009 cho nhãn GHS Trung Quốc

Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS là 27.250

Malaysia đòi hỏi SDS song ngữ bằng cả tiếng Malay và tiếng Anh và sử dụng mẫu chuẩn CSDS

Singapore sử dụng SS 586-3 2008 và đã thông qua GHS

Đài Loan sử dụng định dạng SDS mới nhất của GHS Liên Hợp Quốc.

SDS của Canada:

SDS ở châu Âu (EU):

SDS ở Hoa Kỳ:

CÁCH TRA CỨU MSDS NHƯ THẾ NÀO? 

Đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay khi muốn tìm thông tin chi tiết về hóa chất, mã số, tính chất hóa học, công thức hóa học,….. Để có thể tra cứu được MSDS chúng ta sẽ tiến hành các bước sau đây:

Thứ nhất, Truy cập Link http://www.sciencelab.com/msdsList.php

Thứ hai, Bấm nút Ctr +F rồi nhập hóa chất cần tìm

Thứ ba, Download nó về. Đặc biệt bạn phải đổi đuôi nó là thành .pdf

Lưu ý : Nếu bạn muốn dễ đọc và dễ tiếp cận thì nên Dịch ra tiếng việt.

 

Tham khảo thêm chủ đề khác: HPLC là gì ? Khái niệm, nguyên tắc, phân loại & phạm vi và ứng dụng

 

HƯỚNG DẪN LÀM BẢNG CHỈ DẪN AN TOÀN HÓA CHẤT

Nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu hóa chất chuẩn bị bảng dữ liệu an toàn phải đảm bảo rằng nó bằng tiếng Anh và bao gồm ít nhất các phần sau, theo thứ tự được liệt kê (Xem Phụ lục D trong bộ quy tắc liên bang để biết nội dung cụ thể của từng phần của bảng dữ liệu an toàn ).

CÁCH CHUYỂN ĐỔI MSDS THÀNH SDS 

Như các bạn đã biết, SDS được viết tắt từ Safety Data Sheets được mang nghĩa phiếu an toàn hóa chất nhưng điều đặc biệt SDS là một hình thức quốc tế, chuẩn hóa cho bảng MSDS bằng việc chỉ xuất ra duy nhất một định dạng theo một trình tự đã xác định trước đó. Trong khi đó, MSDS do các nhà cung cấp hóa chất, vật liệu đưa ra, mà mỗi nhà cung cấp lại có một cách trình bày riêng. Vì vậy việc chuyển đổi là rất cần thiết.

Muc đích của việc chuyển đổi MSDS thành SDS là gì?

Mục đích duy nhất và chính nhất đối với việc chuyển đổi từ MSDS sang SDS đó chính là tạo ra sự dễ dàng để tiếp thu và truyền đạt những thông tin mà nhà sản xuất muốn đưa đến người tiêu dùng khi họ sử dụng hóa chất của mình. Qúa trình đưa những cảnh báo nguy hiểm sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Cách thức chuyển MSDS sang SDS  đổi như thế nào?

Cách thức chuyển khá đơn giản:

Công ty Trung Sơn đã tổng hợp các kiến thức cơ bản và vô cùng chi tiết về bảng an toàn hóa chất MSDS là gì? cùng với đó là hướng dẫn bạn cách tra cứu MSDS cũng như nêu ra cách bước để có thể làm MSDS cho các bạn đọc. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về MSDS. Nếu còn bất cứ vấn đề nào khiến bạn phải quan tâm về MSDS thì đừng ngần ngại chia sẻ với Trung Sơn chúng tôi.

    YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG


    Exit mobile version