Site icon Công ty TNHH Công Nghệ Trung Sơn

Phân hữu cơ vi sinh là gì? Lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để đạt hiệu quả cao

PH N HỮU CƠ VI SINH LÀ GÌ? CÁC LOẠI PH N HỮU CƠ VI SINH - TÁC DỤNG VÀ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PH N BÓN HỮU CƠ VI SINH ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Phân hữu cơ vi sinh là gì? Ưu điểm của phân này là gì? Phân hữu cơ là gì? Phân vi sinh là gì? Làm thế nào để có thể phân biệt được phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh được đề cập ở trên? Các loại phân hữu cơ vi sinh và tác dụng cũng như lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao? 

Phân hữu cơ hay phân vi sinh vật là những loại phân bón khá phổ biến và được ứng dụng rất nhiều trong nông nghiệp. Và hiện nay còn có thêm một loại phân hoàn toàn mới kết hợp giữa những ưu điểm của 2 loại phân trên là “Phân vi sinh”.

Hôm nay, công ty Trung Sơn sẽ cùng bạn tìm hiểu về phân hữu cơ vi sinh là gì? 

PHÂN HỮU CƠ VI SINH LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Phân hữu cơ vi sinh?

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón được tạo thành bằng cách pha trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ rồi sau đó cho lên men. Trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh sẽ có chứa nhiều hơn 15% chất hữu cơ và tồn tại trong đó từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất với mật độ trung bình là từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Công dụng của nhóm phân hữu cơ vi sinh này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng mà nó còn giúp đất chống lại các mầm bệnh cũng như bồi dưỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lượng mùn trong đất. 

Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh

CÁC LOẠI VÍ INH CÓ LỢI CÓ TRONG PHÂN HỮU CƠ VI SINH

 

Xem thêm bài viết: NO2 là gì? Nguồn gốc, tính chất, tác hại, cách nhận biết & xử lý No2

 

PHÂN HỮU CƠ LÀ GÌ? PHÂN VI SINH LÀ GÌ? 

Phân hữu cơ là gì? Phân vi sinh là gì?

Phân hữu cơ là gì? 

Phân hữu cơ là những loại phân bón được hình thành từ các loại phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dư thân, lá cây,phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,… Phân bón hữu cơ đem đến cho cây trồng và đất những chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng những hợp chất hữu cơ hoặc bổ sung các loại vi sinh vật có ích cho đất đai và cây trồng.

Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

Phân bón hữu cơ truyên thống là loại phân được tạo ra từ phương pháp ủ truyền thống với các nguyên liệu như phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản, rác thải, phân xanh…Nhưng hạn chế đó là đem đến hiệu quả chậm, thời gian xử lý dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp.

Phân bón hữu cơ công nghiệp được chia thành 3 loại:

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh là những chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật này được bố trí theo mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,… 

PHÂN BIỆT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VÀ PHÂN VI SINH

Đặc điểm  Phân hữu cơ vi sinh Phân vi sinh
Định nghĩa Là phân hữu cơ được xử lý bằng cách lên men với các loài vi sinh có ích Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích
Nguyên liệu han bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê,… Thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh
Tiêu chuẩn phân bố  Từ 1×106 Từ 1.5×108
Cách dùng  Bón trực tiếp vào đất Trộn vào hạt giống, hố và rễ cây

CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH 

Các loại phân hữu cơ vi sinh

Chúng ta có các nhóm phân bón chuyên dụng được phân ra như sau: 

Phân bón hữu cơ vi sinh cố định đạm

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải lân

Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic

Phân bón hữu vi sinh phân giải chất hữu cơ/ cellulose

Phân bón hữu cơ vi sinh ức chế các vi sinh vật gây bệnh

Phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp dinh dưỡng khoáng vi lượng

Phân bón hữu vi sinh sản xuất các chất kích thích sinh trưởng

 

Xem thêm: Axit axetic? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Hoá Chất Axit axetic

 

TÁC DỤNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH

Ứng dụng của phân hữu cơ vi sinh

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng sẽ đem đến chất lượng và sự an toàn, bền vững cho nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường. Vì vậy, thật dễ hiểu khi phân bón này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. 

Bên cạnh những hậu quả to lớn khi chúng ta sử dụng phân bón hóa học thì phân hữu cơ vi sinh là một giải pháp tuyệt vời cho trồng trọt. Chúng ta sẽ điểm qua một vài tác hại to lớn khi sử dụng phân bón hóa học:

Chính vì những lý do trên nên việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh là rất cần thiết vì nó có rất nhiều lợi ích như sau: 

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

 

Làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng?

Làm thế nào để tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng?

Có 2 cách để có thể làm tăng khả năng hấp thụ đó là:

Lưu ý khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh 

Lưu ý khi bón phân để đạt hiệu quả cao

Trên đây là tất cả những thông tin mà công ty Trung Sơn muốn cung cấp đến bạn để bạn có thể hiểu hơn về Phân hữu cơ vi sinh là gì? Ưu điểm của phân này là gì?  Phân hữu cơ là gì? Phân vi sinh là gì? Làm thế nào để có thể phân biệt được phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh được đề cập ở trên? Các loại phân hữu cơ vi sinh và tác dụng cũng như lưu ý khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh như thế nào để đạt hiệu quả cao? 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết thì đừng ngần ngại để laị bình luận để Công ty Trung Sơn chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho bạn.

Ngoài ra, Nếu bạn đang muốn tìm mua hóa chất hoặc các thiết bị dụng cụ phòng thí nghiệm thì hãy tham khảo qua những mẫu bên Trung Sơn nhé. Chúng tôi hiện đang là một trong những đại lý phân phối hóa chất uy tín và chất lượng tại khu vực phía Nam.

Hãy tìm đến Trung Sơn nếu bạn có nhu cầu bạn nhé. 

 

Xem thêm bài viết khác của Trung Sơn: Axit Photphoric(H3PO4) là gì? Tính chất lý hóa, cách điều chế & ứng dụng

    YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG


    Exit mobile version