Tủ ấm vi sinh là một trong những thiết bị hiện đang được sử dụng phổ biến và có vai trò quan trọng trong phòng thí nghiệm. Tủ ấm vi sinh có thể tạo ra một môi trường có điều kiện nhân tạo tốt nhất dùng để nuôi cấy vi sinh vật. Người ta cũng có thể sử dụng tủ ấm vi sinh dùng để nuôi cấy cả sinh vật đơn bào và đa bào.
Vậy cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động của tủ ấm vi sinh như thế nào? Trong bài viết dưới đây thì chúng ta sẽ cùng giải đáp những thắc mắc về loại tủ ấm này nhé.
Tủ ấm vi sinh là gì?


Tủ ấm vi sinh là một loại thiết bị sinh học ở bên trong có điện trở gia nhiệt, có tác dụng làm truyền nhiệt cho không khí bên trong buồng tủ. Điện trở gia nhiệt sẽ giúp chuyển hóa nguồn điện năng thành nhiệt năng, cùng với hệ thống quạt gió giúp điều chỉnh độ ẩm tạo thành những luồng không khí có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Tủ ấm vi sinh thường có lớp cách nhiệt nhằm làm duy trì nhiệt độ bên trong tủ được ổn định.
Tủ ấm vi sinh được sử dụng cùng với mục đích chính đó là tạo và duy trì mức nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để tạo thành những môi trường theo yêu cầu của người nghiên cứu. Tủ ấm hiện nay được sử dụng với 2 mục đích chính:
- Tạo môi trường thích hợp để nuôi cấy vi sinh vật: Mỗi loại vi sinh vật khác nhau thì sẽ cần những điều kiện khác nhau để có thể tồn tại và sinh sản, vì vậy cần phải sử dụng đến tủ ấm vi sinh để tạo nhiệt độ, độ ẩm và độ pH sao cho thích hợp.
- Tạo môi trường ủ ấm cho vi sinh vật, hỗ trợ vi sinh vật sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh: Mỗi loại vi sinh vật sẽ đòi hỏi một nhiệt độ nhất định để có thể sinh trưởng và phát triển khác nhau. Để có thể nuôi cấy vi sinh vật thành công và đạt hiệu quả cao thì cần phải cung cấp nguồn nhiệt độ thích hợp với chúng.
Cấu tạo của tủ ấm vi sinh


Tủ ấm vi sinh thông thường sẽ có những bộ phận chính như sau:
Buồng nuôi cấy
Đây là cơ quan chính của tủ ấm vi sinh.
Buồng bao gồm vỏ hình khối đôi và sẽ có dung tích từ 20 lít đến 800 lít. •
Vỏ của thiết bị được sản xuất bằng thép không gỉ, vỏ buồng được làm bằng nhôm.
Không gian giữa 2 tấm vỏ sẽ được lấp đầy bằng bông thủy tinh để làm cách nhiệt cho tủ ấm. Giúp ngăn ngừa mất nhiệt, làm giảm tiêu thụ điện năng và đảm bảo thiết bị được hoạt động trơn tru.
Thành trong của buồng nuôi cấy cũng được cung cấp các hình chiếu để hỗ trợ các kệ có mặt bên trong buồng ấp .
Cửa buồng
Tất cả các cửa buồng tủ ấm đều có cửa để cách nhiệt.
Cửa buồng cũng sẽ có lớp cách nhiệt riêng. Bạn có thể thể lắp thêm 1 lớp kính có thể cho phép nhìn thấu bên trong buồng ấp mà không làm xáo trộn môi trường ổn định.
Tay cầm bên ngoài của cánh cửa buồng giúp điều khiển cửa dễ dàng hơn .
Bảng điều khiển
Trên thành ngoài của tủ ấm vi sinh là một bảng điều khiển cùng với tất cả các công tắc và cảnh báo dùng để cung cấp các thông số để vận hành thiết bị. Ngoài ra, bảng điều khiển cũng có một chuyển đổi để điều chỉnh nguồn nhiệt của thiết bị .
Bộ điều chỉnh nhiệt
Bộ phận này sử dụng để đặt nhiệt độ theo mong muốn cho tủ ấm. Sau khi đã đạt đủ ngưỡng nhiệt cài đặt, thì bộ điều chỉnh nhiệt sẽ tự động duy trì nhiệt độ đó đến khi được thay đổi.
Kệ đục lỗ
Hình thành các ngăn khác nhau ở bên trong buồng ấp bằng các kệ đục lỗ. Sau đó, đặt trên các kệ là các phương tiện dùng để nuôi cấy. Các lỗ trên kệ có thể cho phép không khí được lưu thông đều trong buồng. Một số tủ ấm kệ có thể được tháo rời, cho phép làm sạch đúng cách.
Đệm cửa
Miếng đệm cửa sẽ tạo thành gioăng kín khít giữa cửa và buồng ấp của tủ. Miếng gioăng này có khả năng làm ngăn cách không khí bên ngoài không xâm nhập vào buồng. Do đó sẽ tạo ra một môi trường cô lập bên trong và không bị gián đoạn bởi nguồn không khí bên ngoài .
Nhiệt kế chữ L
Nhiệt kế này được đặt ở phần trên cùng của vỏ tủ ấm vi sinh, một đầu của nhiệt kế sẽ cung cấp với mức độ tăng dần, nằm ngoài buồng ấp để có thể đọc được nhiệt độ dễ dàng. Đầu còn lại sẽ chứa thủy ngân được nhô ra một chút vào buồng ấp.
Bộ lọc HEPA
Một số tủ ấm vi sinh hiện đại sẽ được cung cấp thêm bộ lọc HEPA để làm giảm ô nhiễm do luồng khí bên ngoài gây ra. Máy bơm khí AN cùng với các bộ lọc sẽ tạo ra một hệ thống vòng kín, để không khí trong buồng được lưu thông và ít ô nhiễm hơn.
Ứng dụng của tủ ấm vi sinh


Nhờ có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ, chính vì thế tủ ấm vi sinh được sử dụng rất nhiều trong bệnh viện, phòng thí nghiệm, các hoạt động nghiên cứu và sản xuất… với nhiều ứng dụng khác nhau. Cụ thể như:
- Tủ được ứng dụng vào quá trình sản xuất các loại thực phẩm cần phải lên men nhờ vào hoạt động của vi sinh vật như là sữa chua, pho-mai, nước tương, giấm và rượu,…
- Ứng dụng trong quá trình xử lý rác thải bằng cách nuôi cấy và phát triển các loại vi sinh vật có khả năng làm phân hủy các chất hữu cơ.
- Ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thông qua việc nuôi cấy và phát triển các loại vi sinh vật có khả năng làm thanh lọc nước thải và tái sử dụng nước thải.
- Ứng dụng trong các công nghệ sản xuất phân vi sinh, các chế phẩm hóa học và làm thuốc kích thích tăng trưởng,…
- Sử dụng nhiệt độ bên trong tủ để khử trùng: Dùng tủ ấm vi sinh để tạo nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối đa của vi sinh vật để làm biến đổi cấu trúc và chức năng của chúng.
- Kiểm tra khả năng chịu nhiệt của một số loại vi sinh vật.
- Nghiên cứu sự kết tinh.
- Lưu trữ các loại hóa chất ở nhiệt độ thích hợp.
- Kiểm tra độ ổn định của các dược phẩm trước những thay đổi của nhiệt độ…
Cách sử dụng tủ ấm vi sinh


Sau khi tiến hành nuôi cấy vi sinh vật, các đĩa Petri nuôi cấy phải được đặt bên trong buồng ấp trong điều kiện nhiệt độ và thời gian hợp lý. Trong hầu hết các phòng thí nghiệm lâm sàng hiện nay, thì nhiệt độ thông thường sẽ được duy trì là 35 – 37°C đối với vi khuẩn. Trong quá trình hoạt động, thì bạn cần phải tuân thủ các bước sau:
- Trước khi sử dụng, đảm bảo rằng không có vật phẩm nào còn sót lại từ các chu kỳ trước. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nếu như cùng một buồng ủ để sử dụng cho nhiều loại sinh vật và đòi hỏi cùng một thông số thì có thể đặt cùng nhau.
- Cửa buồng phải được đóng kín, sau đó tiến hành bật công tắc. Tủ ấm vi sinh phải được làm nóng đến khi nhiệt độ mong muốn cụ thể của vi sinh vật. Có thể sử dụng nhiệt kế để xem nhiệt độ đã đạt đủ chưa. Trong khi đó, nếu như sinh vật đòi hỏi nồng độ CO2 hoặc là độ ẩm cụ thể. Thì những thông số này cũng cần phải được đáp ứng trong buồng ủ.
- Sau khi tất cả các thông số đã được đáp ứng đầy đủ. Thì các mẫu nuôi cấy trên đĩa Petri sẽ phải đặt trên các giá đục lỗ lộn ngược. Việc này rất cần thiết, nếu như các tấm được ủ bình thường thì sự ngưng tụ sẽ tập hợp ở trên bề mặt của môi trường và làm ngăn chặn sự hình thành khuẩn lạc bị cô lập.
- Nếu như phải ủ đĩa Petri trong vài ngày, thì các đĩa cần phải được niêm phong bằng băng dính hoặc là đặt trong túi nhựa hoặc hộp đựng thức ăn bằng nhựa.
- Cuối cùng tiến hành khóa cửa lại. Các tấm đã được ủ bên trong ở khoảng thời gian cần thiết trước khi đưa ra sử dụng.
Hướng dẫn bảo quản tủ ấm vi sinh


Tủ ấm vi sinh được thiết kế bao gồm các đoạn mạch điện tử phức tạp, sau một thời gian không sử dụng hoặc là sử dụng thường xuyên thì bạn cần phải tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng tủ ấm đúng cách.
Thời gian bảo dưỡng tủ ấm là bao lâu?
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất tủ ấm, thì bạn nên thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ tủ ít nhất 1 năm/ lần, tối ưu hơn là 6 tháng/ lần. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng tủ ấm, nếu như xảy ra các sự cố tràn mẫu hay là hóa chất thì cần phải có các phương án xử lý ngay lập tức để đề phòng cháy nổ, hoen gỉ và làm hư hỏng, giảm chi phí khi sửa chữa và tăng tuổi thọ của thiết bị.
Quy trình bảo dưỡng như thế nào?
Bảo dưỡng tủ ấm vi sinh nói riêng và các thiết bị phòng thí nghiệm nói chung là một trong những công việc mà các bạn cần phải tìm hiểu. Việc thực hiện đúng quy trình bảo dưỡng sẽ giúp hiệu quả bảo dưỡng tốt nhất. Trong đó, các bước bảo dưỡng tủ ấm bao gồm:
- Kiểm tra lại nguồn cấp và tình trạng hiện tại của tủ ấm.
- Kiểm tra các bản lề của cửa, khóa và gioăng cửa. Điều chỉnh lại các bộ phận để kiểm tra độ đóng mở của các khớp nối.
- Kiểm tra các mạch nguồn, dây, công tắc và màn hình hiển thị.
- Kiểm tra bộ điện trở gia nhiệt, cánh cửa thông gió và quạt của tủ ấm. Kiểm tra độ cách điện an toàn.
- Kiểm tra và hiệu chỉnh lại nhiệt độ nếu như cần thiết.
- Cung cấp biên bản sau khi đã tiến hành bảo dưỡng để lưu hồ sơ thiết bị.
Quá trình sử dụng tủ ấm cần lưu ý những gì?
Khi sử dụng tủ ấm vi sinh thì các bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây để tránh những sai sót không đáng có:
- Các vi sinh vật rất dễ bị thay đổi nhiệt độ cho nên tránh sự dao động nhiệt của thiết bị qua cách mở cửa liên tục.
- Sự tăng trưởng của các thông số cần thiết của vi sinh vật phải được đáp ứng đầy đủ trước khi các đĩa nuôi cấy được đặt vào bên trong buồng.
- Các tấm được đặt ngược với nắp phía dưới để ngăn chặn nước ngưng tụ trên phương tiện nuôi cấy.
- Bên trong tủ ấm cần phải được vệ sinh và làm sạch thường xuyên để ngăn chặn các vi sinh vật được lắng xuống kệ hoặc các góc của buồng.
- Khi sử dụng tủ ấm 1 thời gian dài, cần phải cấp nước vô trùng ở bên dưới các kệ ngăn môi trường để nuôi cấy khô.
Nên chọn mua tủ ấm vi sinh ở đâu?
Hi vọng với những thông tin bổ ích trên mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về sản phẩm tủ ấm vi sinh. Vậy thì bạn đã biết gì về đơn vị chọn mua những mẫu tủ ấm vi sinh uy tín và chất lượng hay chưa?
Nếu chưa thì bạn có thể tìm đến Trung Sơn để được tư vấn và hỗ trợ chọn mua những dòng tủ ấm vi sinh chất lượng chuẩn cùng với giá thành tốt nhất! Sau nhiều năm thành lập, cho đến thời điểm hiện tại Trung Sơn đã và đang được nhiều khách hàng yêu thích bởi vì:
- Đây là đơn vị chuyên phân phối các dòng tủ ấm vi sinh chất lượng đến từ những thương hiệu uy tín trên thế giới.
- Trung Sơn có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
- Các sản phẩm ở Trung Sơn đều có giá thành phải chăng, phù hợp với túi tiền của nhiều người.
- Phương thức thanh toán, vận chuyển hàng hóa đều linh hoạt, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.
- Các chương trình khuyến mãi, chế độ bảo hành cũng được công ty quan tâm, nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng.
Còn chần chừ gì nữa, nếu như quý khách hàng đang có nhu cầu mua sản phẩm hoặc cần những sự tư vấn phù hợp thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
- Địa chỉ: 403 Nguyễn Thái Bình, P. 12, Q. Tân Bình, Tp.HCM
- Điện thoại: (028) 3811 9991 – Fax: (028) 3811 9993
- Email: info@tschem.com.vn
- Website: https://tschem.com.vn.
Trung Sơn hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!