Trong hầu hết các công trình hiện nay, chống thấm trở thành một trong những công đoạn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công. Một công trình hoàn hảo luôn cần đặt biệt chú ý ngay từ khâu thi công chống thấm để đảm bảo chất lượng cho hạng mục. Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số biện pháp thi công chống thấm cũng như những vấn đề xoay quanh để có cái nhìn cụ thể hơn về công đoạn này.
Thi công chấm thấm là gì?
Thi công chống thấm là một khái niệm được nhắc đến rộng rãi trong nhiều hạng mục từ dân dụng cho đến các công trình công nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có thể hiểu về thi công chống thấm một cách cụ thể và chính xác nhất.
Có thể thấy quá trình chống thấm là việc ngăn chặn nước thấm vào một cấu trúc hay bất kỳ vật thể nào. Cũng có thể hiểu đây là quá trình hạn chế sự ảnh hưởng, xâm nhập của nước và giúp chống lại các tác nhân do nước gây ra trên một số chi tiết của công trình.
Ở tất cả các hạng mục công trình nói chung, khi xây dựng người ta luôn đặt ra những yêu cầu khắt khe và cơ bản nhất cho khâu chống thấm. Hơn nữa, với những hạng mục quan trọng thì khâu chống thấm luôn yêu cầu cần phải tiến hành một cách bài bản nhất để đảm bảo chất lượng cho những tòa nhà cao tầng, hệ thống dự án cao ốc,…..theo tiêu chuẩn quy định.
TOP 8 biện pháp thi công chống thấm hiệu quả nhất 2021
Các biện pháp chống thấm hiện nay có lẽ đã khá quen thuộc với những người chuyên xây dựng, tuy nhiên, với chủ đầu tư hay những ai mới tìm hiểu về lĩnh vực này thì câu hỏi mà đại đa số mọi người quan tâm nhất chính là các biện pháp chống thấm. Dưới đây, mời bạn cùng chúng tôi tham khảo qua top 8 biện pháp thi công chống thấm được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo và áp dụng phù hợp nhất cho từng hạng mục.
Sơn chống thấm dột
Trong tất cả các công trình, sơn là công đoạn không mấy xa lạ. Ngày nay, sơn không chỉ dừng lại ở khả năng về mặt thẩm mỹ cho các công trình mà đây còn trở thành một trong những biện pháp chống thấm hàng đầu và được sử dụng rộng rãi nhất. Sử dụng sơn chống thấm, bạn có thể tự tin hơn vào khả năng chống thấm nước của mặt tường, ngăn chặn được nước xâm nhập sâu vào và gây ra những tác hại xấu cho bề mặt tường.
Hiện nay, người ta có thể sử dụng rất nhiều loại sơn khác nhau, tuy nhiên, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình mà lựa chọn loại sơn thích hợp. Cụ thể, với những khu vực có đặc trưng về thời tiết, độ ẩm thì việc lựa chọn những loại sơn thông thường sẽ khó lòng mang lại hiệu quả chống thấm. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả chống thấm thông qua các loại sơn chống thấm chuyên dụng.
Sơn chống thấm dột thường thấy là các loại sơn ngoài bề mặt tường để ngăn được sự xâm nhập của nước cũng như mang lại tính thẩm mỹ cao.
Biện pháp thi công chống thấm bằng sơn chống thấm dột được đánh giá là một trong những biện pháp có giá thành tương đối rẻ nhưng vẫn mang lại hiệu quả, đồng thời việc thi công cũng tương đối dễ dàng.
Phụ gia đổ bê tông
Biện pháp thi công chống thấm dột phổ biến mà chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo chính là phụ gia đổ bê tông. Biện pháp này áp dụng khi thi công các hạng mục công trình khi độ cứng của bê tông đã đạt được mức quy định, lúc này phụ gia đổ bê tông sẽ giúp bạn ngăn cản được sự thấm nước qua bê tông. Hay nói cụ thể hơn về cơ chế mà phương pháp này hoạt động chính là thu hẹp độ rỗng của các khối bê tông, các mao dẫn dạng lỗ được bít lại, từ đó, trên các lỗ mao mạch sẽ hình thành nên các lớp kỵ nước.
Phương pháp dùng màng
Hiện nay, người ta cũng bắt đầu sử dụng nhiều hơn các phương pháp chống thấm khác nhau trong đó có biện pháp dùng màng dán. Phương pháp này thích hợp cho việc chống thấm tại một số vị trí trong nhà như: tầng hầm, nhà kho, sàn nhà, phần má,….Trên cơ sở so sánh với một số phương pháp khác, bạn hoàn toàn có thể thấy được ưu điểm của phương pháp này chính là sự đơn giản, dễ làm.
Thi công chống thấm bằng màng, người thực hiện chỉ cần tiến hành vệ sinh bề mặt nơi cần chống thấm một cách sạch sẽ nhất sau đó dán màn trực tiếp lên bề mặt.
Có thể sử dụng hai loại màng chống thấm phổ biến nhất hiện nay đó là:
- Màng chống thấm bitum: với thông số về độ dày là 4mm, người ta hay sử dụng để dán trực tiếp màng lên bề mặt thông qua khò nóng.
- Chống thấm bằng màng lỏng Polyurethane: Loại màng này là màng lỏng, kín nước, được đánh giá cao về độ đàn hồi, độ kháng nhiệt. Phổ biến nhất của phương pháp này chính là sử dụng cho một số vị trí của công trình như ban công, sân thượng,….
Bơm keo gốc Epoxy
Đây là một trong những phương pháp chống thấm dựa trên một loại keo có gốc Epoxy, gốc keo này đã được cải tiến và có tỉ lệ trộn là 1:1. Sau thi công trong khoảng từ 2 đến 3 giờ, keo sẽ dần đông cứng lại và ở thời điểm này, nhựa hóa học trong thành phần keo sẽ có sự liên kết tuyệt đối và đạt khả năng chống thấm nước tốt nhất.
Quét dung dịch
Với những loại vật liệu chống thấm ở trạng thái lỏng, chúng ta có thể sử dụng biện phát quét dung dịch lên bề mặt cần chống thấm. Với đặc trưng về trạng thái lỏng, sự thẩm thấu nhanh sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo được độ bám dính và khắc phục được sự lan rộng của các vết nứt. Phổ biến nhất của biện pháp này chính là sử dụng cho một số vị trí của hạng mục công trình như sàn, ban công, bể nước,….Lưu ý, khi sử dụng phương pháp này bạn cần đảm bảo bề mặt được quét dung dịch lên khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Trộn vữa chống thấm
Trộn vữa chống thấm là phương pháp chống thấm khá quen thuộc dựa trên sự kết hợp vật liệu. Khi trộn vữa chống thấm, việc các vật liệu xây dựng được kết hợp với nhau sẽ không tác động đến hiệu quả hay chất lượng thi công. Ưu điểm của phương pháp này chính là khắc phục được hồ vữa xi măng co ngót cũng như tạo ra bề mặt có độ bám dính rất cao.
Thường thấy, Sika Latex là sản phẩm được sử dụng mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất khi trộn với vữa xi măng.
Phương pháp dùng băng cản nước
Tấm chắn nước là cách gọi khác khi nhắc về phương pháp chống thấm dùng băng cản nước. Ở một số vị trí đặc biệt của công trình, phương pháp này được sử dụng mang lại hiệu quả tối ưu cho kết cấu bê tông âm, ngầm hay dẫn nước, chứa nước.
Công nghệ chống thấm mới dùng keo chống thấm Composite
Một trong những phương pháp chống thấm xuất hiện trong thời gian gần đây được đa số người dùng đánh giá cao đó là sử dụng giải pháp PNC hay còn gọi phổ biến là vật liệu Composite. Đây là loại vật liệu có sự tổ hợp giữa nhiều loại vật liệu khác nhau. Thông thường là được kết hợp giữa nhựa nền (keo Composite) cùng với đó là vật liệu gia cường (vải thủy tinh). Trên cơ sở kết hợp ưu điểm của từng vật liệu tách rời, sản phẩm mới được tạo ra có khả năng chống thấm nổi trội hơn hẳn.
Hiện nay trên thị trường, bạn có thể thấy sự đa dạng của vật liệu này từ chủng loại đến hình thức, mang đến cho người dùng đa dạng sự lựa chọn để phù hợp hơn với nhu cầu và vị trí chống thấm của từng hạng mục.
Có thể điểm qua một số sản phẩm keo điển hình như: Nhựa hay vữa dạng Composite, Màng chống thấm bằng Composite, keo Composite F – seal,….
Hướng dẫn cách thi công chống thấm đối với từng hạng mục
Lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp sẽ mang lại hiệu quả chống thấm tốt, tuy nhiên để công trình đạt được chất lượng chống thấm cũng như duy trì hiệu quả thì hướng dẫn cách thi công chính là điều quan trọng tiếp theo mà bạn cần tìm hiểu.
Biện pháp thi công chống thấm nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là khu vực được đánh giá là có nguy cơ thấm nước cao nhất bởi đây là nơi tiếp xúc với nước thường xuyên. Thi công chống thấm nhà vệ sinh cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau như
+ Giai đoạn tiến hành chuẩn bị:
- Về bề mặt: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, đồng thời làm ẩm bề mặt để việc chống thấm đạt hiệu quả. Trám đầy các khe hở hay lỗ hổng và tránh đọng nước trước khi bắt tay vào thi công.
- Về vật liệu: chuẩn bị đầy đủ các vật liệu cần thiết bao gồm: Lưới thủy tinh Gavazzi, Vật liệu chống thấm gốc xi măng Revinex Flex U360. Khuấy đều hỗn hợp gồm nước và Revinex Flex U360. Lưu ý đảm bảo tỷ lệ theo quy định và khuấy trong vòng từ 3 đến 5 phút cho đến khi bạn thấy dung dịch đã đồng đều. Để hỗn hợp sau 3 phút rồi tiếp tục khuấy đều lại trước khi sử dụng để thi công.
+ Thi công: Việc thi công chống thấm nhà vệ sinh cần trải qua các bước sau đây:
- Bước 1: Với định mức 1 – 1,25kg/ m2/ lớp tiến hành thi công bằng chổi quét hoặc phun lớp Revinex Flex U360 thứ nhất.
- Bước 2: Rải lên lớp thứ nhất còn ướt đó lớp thủy tinh Gavazzi.
- Bước 3: Sau khi lớp thứ nhất se bề mặt hay khô đi, sẽ thực hiện bước 2 bằng cách phun hoặc quét. Tuy nhiên, ở bước này định mức sẽ là 1 – 1,25kg/ m2/ lớp. Quá trình thi công chống thấm được xem là hoàn tất sau khi lớp thứ hai khô hoàn toàn .
Biện pháp thi công chống thấm tường
Tường nhà là một trong những hạng mục chống thấm phổ biến để mang lại tính thẩm mỹ và chất lượng cho công trình. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng tường nhà bị thấm, vì vậy, biện pháp thi công chống thấm dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi một số kinh nghiệm hữu ích cho công trình của mình.
+ Công đoạn chuẩn bị:
- Chuẩn bị bề mặt tường khô ráo, sạch sẽ, trám các khe nứt, lỗ hổng. Vật liệu được trộn theo tỷ lệ quy định và đảm bảo đúng các yêu cầu về mặt thời gian. Sử dụng vật liệu lót chống thấm Revinex. Sơn chống thấm Silatex Super. Sau 3 đến 5 phút khuấy đều cho vật liệu dạng dung dịch đồng đều, để dung dịch khoảng 3 phút sau đó khuấy lại và tiến hành thi công.
+ Thi công:
- Bước 1: Sử dụng Revinex để thi công lớp lót đầu tiên, lưu ý cần sử dụng bằng chổi quét hoặc phun, đồng thời đảm bảo đúng định mức 0,05 – 0,06kg/ m2/ lớp.
- Bước 2: Với định mức 0.3kg/m2 tiếp tục thi công lớp phủ Silatex Super thứ nhất (lưu ý, pha đều với 5% nước ).
- Bước 3: Trải qua 24h, lớp phủ Silatex Super thứ hai sẽ được tiến hành. Tuy nhiên, ở bước này, không cần pha trộn mà yêu cầu sử dụng vật liệu nguyên chất. Khâu chống thấm tường hoàn thiện sau khi lớp phủ thứ hai của bạn đã hoàn toàn khô.
Biện pháp thi công chống thấm tầng hầm
Với đặc thù về vị trí, tầng hầm luôn tiềm ẩn nguy cơ thấm nước, vì vậy việc chống thấm cho tầng hầm cũng luôn cần được hết sức chú trọng. Dưới đây, mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất.
+ Ở công đoạn chuẩn bị:
- Bạn cần đảm bảo được bề mặt chống thấm được vệ sinh sạch sẽ, các vết nứt hay lỗ hổng được sửa chữa, bề mặt ẩm nhưng không đọng nước. Neopress Crystal là gốc xi măng của vật liệu chống thấm tinh thể thẩm thấu. Trộn Neopress Crystal với nước theo tỷ lệ 25kg-7-7,7kg khuấy chậm bằng máy để hỗn hợp đều vào nhau.
+ Thi công theo các bước sau đây:
- Bước 1: Lớp Neopress Crystal thứ nhất được thi công bằng chổi quét hoặc phun với định mức theo quy định là trong khoảng 1-1,2kg/m2.
- Bước 2: Từ 4-6 giờ sau thi công, lớp thứ nhất khô dần, bắt đầu thi công lớp Neopress Crystal thứ hai nhưng ngược chiều lại so với lớp thứ nhất trước đó và đảm bảo được rằng lớp thứ nhất có độ ẩm còn đủ để bám dính. Lớp thứ hai thi công theo định mức 1-1,2kg/m2 cho bề mặt ngang.
- Bước 3: Ở bước này bạn có thể sử dụng 4kg Revinex với 4kg nước và đổ đều 25kg Neopress Crystal để tăng độ linh hoạt. tương tự như các bước trên mà tiến hành thi công hai lớp.Sau khi lớp chống thấm thứ hai khô hẳn, bạn có thể yên tâm về hiệu quả chống thấm.
Biện pháp thi công chống thấm bể nước ăn, bể bơi
Thi công chống thấm bể bơi cũng cần thực hiện theo các bước mà đầu tiên không thể bỏ qua đó là khâu chuẩn bị.
+ Công đoạn chuẩn bị:
- Chuẩn bị bề mặt chống thấm được vệ sinh sạch sẽ, không bong tróc, dầu mỡ. Làm ẩm bề mặt và loại bỏ nước đọng.
- Chuẩn bị vật liệu gồm: Lưới thủy tinh Gavazzi và vật liệu chống thấm gốc xi măng Revinex Flex U360.
+ Thi công:
- Bước 1: Căn cứ trên quy định về định mức từ 1,5 đến 2kg/m /lớp, tiến hành dùng chổi quét hoặc phun lớp Revinex Flex U360 thứ nhất.
- Bước 2: Khi lớp thi công thứ nhất vẫn còn độ ướt nhất định, thi công tiếp theo đó lớp giá cố lưới thủy tinh Gavazzi dán giữa 2 lớp.
- Bước 3: Sau khoảng 4 giờ thi công, khi lớp thứ nhất khô, tiếp tục làm tương tự với lớp hai, tuy nhiên sẽ sử dụng với định mức 1,5-2Kg/m /lớp. Sau đó là chờ bề mặt thi công khô lại để đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu nhất.
Thi công chống thấm trần nhà
Trần nhà cũng là một trong những vị trí vô cùng quan trọng mà bạn cần thi công chống thấm để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ hạng mục công trình.
Ở hạng mục này, bạn cũng cần chuẩn bị cả về bề mặt và vật liệu trước khi bắt tay vào thực hiện. Thường thấy, chống thấm trần nhà sử dụng rất nhiều vật liệu khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất đó là Sika.
Chống thấm trần nhà bằng sika được thực hiện theo các bước sau đây.
- Bước 1: Trần nhà có các rãnh, khe nứt, tiến hành đổ Sika Latex và vữa vào.
- Bước 2: Bước này, trần nhà cần được phủ một lớp phụ gia chống thấm.
- Bước 3: Cách nhau từ 3 đến 5 tiếng, thực hiện quét ít nhất hai lớp hóa chất có tác dụng chống thấm cho trần nhà.
- Bước 4: Dùng nước để thử lại khả năng chống thấm cũng như chắc chắn việc chống thấm hạng mục này đã mang lại hiệu quả tối ưu.
Những lợi ích khi khách hàng lựa chọn đồng hành cùng Thợ Giúp Việc trong thi công chống thấm
Thi công chống thấm từ lâu đã là một hạng mục quan trọng mà bất kỳ công trình nào cũng cần quan tâm. Việc lựa chọn một đơn vị đồng hành cùng chủ đầu tư trong hạng mục chống thấm công trình là vô cùng quan trọng.
Thợ Giúp Việc tự hào là đơn vị hàng đầu trong chống thấm nhiều hạng mục. Đến với chúng tôi, khách hàng luôn hài lòng bởi:
- Thứ nhất, Thợ Giúp Việc đặt chất lượng thi công lên hàng đầu, luôn hướng đến những công trình có hiệu quả chống thấm cao.
- Thứ hai, vật liệu sử dụng của chúng tôi là những sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu
- Thứ ba, đội ngũ kiến trúc sư, nhân công đến từ Thợ Giúp Việc là những người có nhiều năm kinh nghiệm, lành nghề, sẵn sàng mang lại những công trình hàng đầu cho quý khách hàng.
- Thứ tư, Thợ Giúp Việc cam kết cung cấp dịch vụ thi công chống thấm với giá cả cạnh tranh, hợp lý, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.
- Thứ năm, chúng tôi sẵn sàng bảo hành lâu dài đối với các hạng mục thi công của mình và cam kết không phát sinh chi phí.
Thợ Giúp Việc – Đơn vị đồng hành cùng khách hàng cả nước trong hàng nghìn các hạng mục thi công chống thấm lớn nhỏ.