Vi sinh vật là gì? Các đặc điểm chung của vi sinh vật. Tại sao phải ứng dụng vi sinh vật vào nông nghiệp? Vi sinh vật nào được ứng dụng trong nông nghiệp? Vi sinh vật được ứng dụng trong nông nghiệp như thế nào?
Trong tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hiện nay thì việc hạn chế các tác nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy mà việc sử dụng một liệu pháp khác đem lại hiệu quả tương tự như liệu pháp hoá học nhưng lại không gây hại đến môi trường đang được nghiên cứu rất nhiều. Và trong đó, vi sinh vật được xem là ứng cử viên sáng giá nhất để đáp ứng nhu cầu này. Vậy vi sinh vật là gì? Chúng ta sẽ cũng tìm câu trả lời cho những vấn đề này ngay trong bài viết sau nhé.
VI SINH VẬT LÀ GÌ? CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VI SINH VẬT
Vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật không phải là một nhóm phân loại trong sinh giới mà bao gồm tất cả những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ, phải sử dụng kính hiển vi khi quan sát vì không thể thấy bằng mắt thường. Khi nghiên cứu về vi sinh vật, các nhà khoa học phải sử dụng đến phương pháp nuôi cấy vô khuẩn. Vi sinh vật bao gồm cả virus, vi khuẩn ( gồm cả cổ khuẩn), nấm, tảo và nguyên sinh động vật. Đáng chú ý hơn là vi sinh vật là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất.
Đặc điểm chung của vi sinh vật
Đặc điểm nổi bật nhất của vi sinh vật là có kích thước nhỏ bé. Kích thước của vi sinh vật được đo bằng đơn vị micromet.
Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng vi sinh vật lại có năng lực hấp thụ nhiều và chuyển hoá nhanh, vượt xa các sinh vật khác
Vi sinh vật sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh đến mức có thể nói không có sinh vật nào có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh như vi sinh vật.
Vi sinh vật có năng lực thích ứng mạnh và dễ dàng phát sinh biến dị. Vi sinh vật có khả năng tồn tại ở những điều kiện bất lợi mà các sinh vật khác thường không tồn tại được, trong quá trình tiến hoá lâu dài, chúng đã tự tạo cho mình những cơ chế điều hoà, trao đổi chất để thích ứng với những điều kiện sống rất khác nhau. Bên cạnh đó, vi sinh vật cũng dễ dàng phát sinh biến dị do đa số chúng là đơn bào, đơn bội, sinh sản nhanh, số lượng nhiều, tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống.
Vi sinh vật có sự phân bố rộng và nhiều chủng loại. Có thể nói vi sinh vật có mặt ở khắp mọi nơi trên Trái Đất, trong không khí, trong đất, trên núi cao, dưới biển sâu và cả trên cơ thể người, động vật, thực vật, trong thực phẩm,….
Đặc biệt hơn, vi sinh vật cũng được biết đến là loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất.
Tìm hiểu thêm: Phân bánh dầu và những kiến thức cần biết về loại phân này
TẠI SAO PHẢI ỨNG DỤNG VI SINH VẬT VÀO NÔNG NGHIỆP?
Vi sinh vật được sử dụng như một liệu pháp kiểm soát dịch hại thân thiện với môi trường thay cho các liệu pháp hoá học, góp phần tạo nên một nền nông nghiệp xanh và bền vững. Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với vi sinh vật có ích sẽ làm cho đất khoẻ mạnh hơn, hệ sinh thái đất được phục hồi, đồng thời cũng giảm nguy cơ bệnh cho cây trồng.
Ứng dụng vi sinh vật vào nông nghiệp sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường.
Vi sinh vật cũng góp phần làm cân bằng hệ sinh thái trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
Ứng dụng vi sinh vật vào nông nghiệp không chỉ không làm chai đất, suy thoái đất mà còn góp phần làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
Không chỉ vậy, khi ứng dụng vi sinh vật vào nông nghiệp thì chất dinh dưỡng cũng sẽ được đồng hoá, làm tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Sử dụng vi sinh vật vào nông nghiệp cũng góp phần làm sạch môi trường nhờ khả năng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học.
Tìm hiểu thêm: Chế phẩm học EM là gì? Công dụng & Cách pha chế chi tiết
VI SINH VẬT NÀO ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP?
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis
Nấm ( Vi nấm)
Xạ khuẩn
VI SINH VẬT ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
Đối với trồng trọt
Đối với chăn nuôi
Có thể bạn quan tâm: Phân bắc và những vấn đề cơ bản cần biết về phân bắc