CE LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA,NHỮNG SẢN PHẨM BẮT BUỘC CẦN CHỨNG NHẬN CE VÀ SO SÁNH GIỮA CE MARKETING EU VỚI CE TRUNG QUỐC

Ce là gì? Những sản phẩm bắt buộc cần chứng nhận ce

CE là gì? Ký hiệu ce là gì? Đặc điểm của dấu CE. Dấu CE trên sản phẩm có ý nghĩa gì? Những sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE. Hồ sơ đánh giá chứng nhận CE và quy trình cấp chứng nhận CE cho sản phẩm. So sánh chứng nhận CE marketing EU với CE Trung Quốc.

Khi mua điện thoại hoặc một số sản phẩm điện tử khác chúng ta thường thấy dấu CE in trên các sản phẩm đó. Vậy dấu CE đó là gì? Tại sao lại được in lên sản phẩm như vậy?…. Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

CE LÀ GÌ? ĐẶC ĐIỂM CỦA DẤU CE

CE là gì
CE là gì

Dấu CE là gì?

CE được hiểu đơn giản là một tấm hộ chiếu thương mại vào thị trường EU và là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá. CE là viết tắt của từ Comformance de Europe trong tiếng Pháp. CE không phải là chất lượng sản phẩm mà chỉ là dấu hiệu cho biết sản phẩm đã đáp ứng tối thiểu các yêu cầu cần thiết mà Liên minh Châu Âu quy định liên quan đến yếu tố an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và tính tương thích với điện năng. CE là bắt buộc đối với các sản phẩm điện-điện tử ( trừ những thứ đặc biệt ), được quy định tại thị trường châu Âu ( 28 quốc gia).

Dấu CE còn được gọi là CE Mark. CE có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking.

Đặc điểm của dấu CE

  • Nhà sản xuất hoặc người đại diện được ủy quyền của Liên minh Châu Âu là chủ thể được phép gắn dấu CE vào sản phẩm.
  • Dấu CE có kích thước nhỏ nhất là 5mm (kích thước này dành cho các thiết bị nhỏ).
  • Nếu dấu CE không thể gắn trực tiếp lên sản phẩm thì nó sẽ được gắn lên bao bì hoặc tài liệu kèm theo.
  • CE có thể được ngầm hiểu là một nhãn hiệu chất lượng dù không có tính pháp li trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm bởi các yêu cầu được đưa ra khá khắt khe.

DẤU CE TRÊN SẢN PHẨM CÓ Ý NGHĨA GÌ?

DẤU CE TRÊN SẢN PHẨM CÓ Ý NGHĨA GÌ?
DẤU CE TRÊN SẢN PHẨM CÓ Ý NGHĨA GÌ?
  • Dấu CE được xem là biểu tượng để chứng tỏ sự cam kết của nhà chế tạo về việc sản phẩm họ tạo ra hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của luật định.
  • Dấu CE mang ý nghĩa là sản phẩm đã đáp ứng các yêu cầu cần thiết theo luật định chứ không mang ý nghĩa là chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu đối với các sản phẩm điện-điện tử là các yêu cầu về an toàn hoặc cũng có thể là các yêu cầu về tương thích điện từ trường.
  • Theo quy định pháp luật của cộng đồng châu Âu thì hầu hết các sản phẩm điện-điện tử (trừ một số sản phẩm) muốn được lưu thông trên thị trường châu Âu đều phải có dâu CE.

Ngoài ra, khi có dấu CE trên sản phẩm còn có một số lợi ích sau:

  • Bảo đảm sự lưu thông tự do và được ngầm hiểu là  “Giấy thông hành” giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA.
  • Độ an toàn, chất lượng sản phẩm được khẳng định với người tiêu dung
  • Nó cũng được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” nhằm nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm
  •  Khi có dấu CE sản phẩm sẽ được dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới.

 

Tìm hiểu thêm bài viết: Phương pháp AAS là gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Phương Pháp Này

 

NHỮNG SẢN PHẨM BẮT BUỘC CẦN CÓ CHỨNG NHẬN CE

Quốc gia yêu cầu bắt buộc dấu CE là Liên minh châu Âu (EU)  – Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA)

  • Những sản phẩm bắt buộc cần có chứng nhận CE Marketing
STTTÊN CHỈ THỊSẢN PHẨMLIÊN QUAN TỚI EC

1

Machinery Directive

Máy móc công nghiệp

2006/42/EC

2

Low Voltage (LVD)

Thiết bị điện và điện tử bao gồm     AC 50V ~ 1000V , DC 75V ~ 1500V

2014/35/EU

3

Electro-magnetic Compatibilty (EMC)

Thiết bị điện và điện tử

2014/30/EU

4

Medical Device

Thiết bị y tế

93/42/EEC

6

In Vitro Diagnostic medical Device

Các thiết bị y tế ống nghiệm

98/79/EC

7

Lifts Directive

Thang máy

2014/33/EU

8

Equipment Explosive Atmspheres

Sản phẩm chống cháy nổ

94/9/EC

9

Toys

Đồ chơi trẻ em

2009/48/EC

10

Simple Pressure Vessels

Thiết bị áp lực đơn

2014/29/EU

11

Appliances Burning Gaseous Fuels

Thiết bị khí đốt

2009/142/EC

12

Radio Equipment

Thiết bị đầu cuối, truyền thông có dây và không dây

2014/53/EU

13

Non-automatic weighing instruments

      Thiết bị cân không tự động

2009/23/EC

14

Personal Protective Equipment

Thiết bị bảo vệ cá nhân

89/686/EEC

15

Hot-water Boilers

Nồi hơi nước nóng

92/42/EEC

16

Construction Products

Vật liệu xây dựng

(EU) No 305/2011

17

Cableway installations designed to carry persons

Cáp dùng cho giao thông vận tải cá nhân

2000/9 / EC

18

Pressure Equipments

Thiết bị áp lực

2014/68/EU

19

Explosives For Civil uses

     Các loại thuốc nổ dân dụng

93/15/EEC

20

Recreational Craft

                   Du thuyền

94/25/EC

21

Measuring instruments

             Dụng cụ đo lường

2004/22/EC

22

Packaging and packaging waste

Thùng để đóng gói

94/62/EC

23

Pyrotechnic articles

 Pháo hoa

2007/23/EC

Những sản phẩm không bắt buộc phải có dấu CE:

    • Hóa chất, thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm

Một số quy định về việc dán nhãn CE lên sản phẩm:

    • Thứ nhất, theo quy định thì kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên.
    • Thứ hai, biểu tượng dấu “CE” phải được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước tối thiểu được cho phép là 5mm.
    • Thứ ba, khi đặt dấu “CE” lên sản phẩm thì phải đảm bảo dấu CE ở vị trí không bị các logo khác che khuất.

HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN CE VÀ QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN CE

HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN CE VÀ QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN CE
HỒ SƠ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN CE VÀ QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN CE

Hồ sơ đánh giá chứng nhận CE bao gồm: (Các giấy tờ, thông tin này sẽ được tổ chức đánh giá giữ bí mật)

    • Mẫu giấy chứng nhận CE.
    • Sơ đồ tổ chức của công ty.
    • Những tài liệu liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm muốn được chứng nhận CE.
    • Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
    • Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
    • Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).

QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN CE

Quy trình cấp chứng nhận CE thông thường gồm 05 bước cơ bản. Tuy nhiên, với các trường hợp đặc biệt thì có thể cần thêm các bước 06, 07, 08.

  • Bước 1:   Xác định tiêu chuẩn áp dụng.
  • Bước 2:   Xác định các yêu cầu chi tiết để được cấp chứng nhận CE.
  • Bước 3:   Thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn theo quy định.
  • Bước 4:   Cung cấp tài liệu kỹ thuật TCF theo yêu cầu.
  • Bước 5:   Sau khi đã thực hiện xong các bước trên thì sản phẩm sẽ được tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng nhận CE Marking.
  • Bước 6:   Chứng nhận lại nếu có vấn đề trong việc ban hành chứng nhận CE Marketing.
  • Bước 7:   Đánh giá mở rộng.
  • Bước 8:   Đánh giá đột xuất.

QUY ĐỊNH DÁN NHÃN CHỨNG NHẬN CE LÊN SẢN PHẨM

Quy định nhãn dán CE trên sản phẩm sẽ khác nhau ở từng loại sản phẩm, tuy nhiên, chúng đều phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

    • Kích thước nhãn dán chứng nhận CE Marketing khi tăng hay giảm thì tỷ lệ bắt buộc không được thay đổi.
    • Dấu CE phải được đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.
    • Dấu CE phải được in ở vị trí các logo không thể che khuất trên sản phẩm.

SO SÁNH CHỨNG NHẬN CE MARKETING EU VỚI CE TRUNG QUỐC

SO SÁNH CHỨNG NHẬN CE MARKETING EU VỚI CE TRUNG QUỐC
SO SÁNH CHỨNG NHẬN CE MARKETING EU VỚI CE TRUNG QUỐC

Trên thị trường hiện nay bắt đầu xuất hiện các sản phẩm có dấu CE có nguồn gốc từ Trung Quốc do các nhà sản xuất Trung Quốc cũng làm dấu CE cho sản phẩm. Các dấu CE này được Trung Quốc làm ra nhằm gây nhầm lẫn cho khách hàng khi mua sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường. Khi mua sản phẩm cần phải lưu ý để tránh nhầm lẫn với dấu chứng nhận CE Marking của EU. Cần hiểu rõ sự khác biệt của CE Trung Quốc với CE của EU, cụ thể như sau:

  • CE của Trung Quốc có nghĩa là China Export, nó có ý nghĩa là sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu nó.
  • Điều đáng chú ý là các dấu CE này không được đăng ký cũng như kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm mà do các công ty Trung Quốc tùy ý sử dụng.
  • Ở nhiều nước châu Âu, nhà sản xuất cũng có thể tự công bố đạt chuẩn CE nếu họ đủ tự tin về sản phẩm của mình là đã đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn của liên minh châu Âu nhưng họ phải chịu trách nhiệm cho việc công bố này. Vì nếu khi kiểm tra mà sản phẩm này thực sự chưa đạt chuẩn CE thì nó sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường châu Âu và nhà sản xuất cũng phải tự chịu trách nhiệm cũng như bồi thường thiệt hại do ảnh hưởng mà sản phẩm của họ đã gây ra với người tiêu dùng. Ngoài ra, nếu sản phẩm được đánh giá bởi các tổ chức có chứng nhận đánh giá như TUV, SGS,… do doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tự kiểm tra đánh giá chính xác sản phẩm mà phải nhờ đến các tổ chức này. Khi đó, nếu sản phẩm có vấn đề thì lỗi sẽ thuộc về các tổ chức đánh giá mà không thuộc về doanh nghiệp.

 

Tham khảo thêm các thông tin khác: Nơi mua ống nghiệm thủy tinh tại HCM – Công Ty Công Nghệ Trung Sơn

 

KẾT LUẬN

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với nguồn gốc khác nhau và chất lượng của các sản phẩm đó vẫn là vấn đề mà không ít người tiêu dùng quan tâm. Trung Sơn hy vọng với những chia sẽ về dấu CE, về ý nghĩa,.. của nó sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, Trung Sơn cũng được người tiêu dùng biết đến với uy tín trong lĩnh vực cung cấp hoá chất, các thiệt bị phòng thí nghiệm,…nếu bạn có nhu cầu về các sản phẩm này hoặc muốn được tư vấn, giải đáp thắc mắc về vấn đề nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Trung Sơn để Trung Sơn cung cấp sản phẩm tốt nhất cho bạn hoặc giải đáp thắc mắc khi bạn cần.

Vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết để chúng tôi có thể liên hệ với bạn nhé.

    YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Zalo
    Hotline
    Zalo Zalo
    Hotline Hotline