Grayscale

Grayscale là gì? Đặc điểm của từng loại grayscale và ứng dụng của grayscale

Gray scale là gì? Gray scale có những đặc điểm gì, mục đích ra sao, cách ứng dụng trong các ngành như thế nào và bằng cách nào để xác định được vải hay màu nhuộm bền màu và chất lượng? Những câu hỏi này là điều thắc mắc của đa số những ai khi tiếp xúc với khái niệm này đều băn khoăn.

Biết được tâm lý của người đọc. Trung Sơn của chúng tôi sẽ đưa đến bạn những thông tin về gray scale và những điều thú vị xoay quanh thước xám (gray scale) này!

GRAYS CALE LÀ GÌ?

Grayscale là gì?
Gray scale là gì?

Gray Scale được hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là thước xám hay còn được gọi là xám chuẩn (thẻ xám) . Đây là một dụng cụ giúp kiểm tra, đánh giá độ bền màu của các sản phẩm như vải, sản phẩm nhuộm.

Grayscale được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt may và nhuộm vải.

Điều thú vị ở đây đó là Màu sắc trên Gray Scale sẽ chuyển đổi rất chậm và giá trị này được các máy so màu quang phổ đo lại cực kỳ chính xác.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG THƯỚC XÁM GRAY SCALE

Độ bền màu được định nghĩa là khả năng kháng lại sự phai màu của vật liệu dệt với tác dụng của một tác động hóa học, cơ học cụ thể nào đó.

Độ bền màu kém của các sản phẩm dệt may là một trong những nguyên nhân chủ yếu và phổ biến thường bị khiếu nại bởi khách hàng đối với chất lượng quần áo hoặc nguyên liệu dệt may nói chung. Vì vậy, nó là tiêu chí rất quan trọng trong ngành in ấn và may mặc. Việc kiểm tra độ bền màu sẽ chứng minh được loại thuốc nhuộm có đem đến những hiệu quả như mong muốn hay không và có nhanh phai màu dưới tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và nhân tạo hay không?

Và công cụ hữu hiệu nhất hiện nay để kiểm tra độ bền màu là thước xám GRAY SCALE

 

Có thể bạn quan tâm: Aluminum Là Gì? Ứng Dụng Của Nó Trong Đời Sống & Nơi Mua

 

PHÂN LOẠI GRAYSCALE

Hiện nay, Grayscale được chia thành 2 thước xám phổ biến dưới đây:

    • Thước xám thay đổi theo màu hay còn gọi là Gray Scale for color change
    • Thước xám đo độ dày màu hay còn được gọi là Grey scales for staining.

ĐẶC ĐIỂM CỦA 2 LOẠI GRAY SCALE

Thước xám thay đổi theo màu:

Thước Grayscale đổi màu
Thước Gray scale đổi màu

Định nghĩa

Thước xám thay đổi theo màu là tức là dựa trên việc so sánh mẫu thử ban đầu so với mẫu thử thứ 2 đã được tiến hành kiểm tra. Nếu việc tương phản quá lớn sẽ dẫn tới độ bền màu kém và ngược lại nếu không có sự tương phản chứng tỏ mẫu vải hoặc sản phẩm nhuộm có độ bền màu cao. Thang màu dùng so sánh là màu xám.

Đặc điểm

Thước xám GRAYSCALE có 5 chỉ số màu xám được phân thành các cấp độ ứng với độ bền màu như sau:

    • Cấp độ 1: Sự tương phản màu xám cao nhất vì có độ chênh lệch màu của 2 mẫu lớn nhất
    • Cấp độ 2, 3, 4: Mức độ tương phản màu xám trung bình, sự khác biệt của mẫu ban đầu và mẫu đã kiểm tra nằm ở ngưỡng trung bình, có chênh lệch nhưng không đáng kể
    • Cấp độ 5: Mức độ tương phản màu xám thấp nhất, Bộ cấp 5 này có 2 thang xám giống hệt nhau vì vậy không đem đến sự khác biệt.

Phương thức đánh giá.

    • Cấp độ 1: Độ bền màu kém nhất.
    • Cấp độ 2, 3, 4: Độ bền màu nằm ở mức trung bình.
    • Cấp 5: Độ bền màu cao nhất

Thước xám đo độ dây màu

Thước Xám Grayscale trong đo độ dây màu
Thước Xám Grayscale trong đo độ dây màu

Định nghĩa

Thước xám đo độ dây màu được hiểu tương tự như thước xám thay đổi theo màu. Cũng dùng phương pháp so sánh 2 mẫu thử. Mẫu ban đầu không qua kiểm tra đánh giá, mẫu thứ 2 được đem đi kiểm tra sau đó so độ chênh lệch với mẫu ban đầu. Nhưng điểm khác biệt đó là thay vì dùng thang màu xám để so thì độ dây màu được đo bằng thang màu trắng.

Đặc điểm

Thước xám GRAYSCALE có 5 chỉ số màu trắng được phân thành các cấp độ ứng với độ bền màu như sau:

    • Cấp độ 1: Sự tương phản cao nhất vì có độ chênh lệch màu của 2 mẫu lớn nhất đó là màu trắng của mẫu ban đầu so với màu xám của mẫu thử.
    • Cấp độ 2, 3, 4: Mức độ tương phản trung bình, sự khác biệt của mẫu ban đầu và mẫu đã kiểm tra nằm ở ngưỡng trung bình, có chênh lệch nhưng không đáng kể
    • Cấp độ 5: Mức độ tương phản thấp nhất, Bộ cấp 5 này có 2 thang trắng giống hệt nhau vì vậy không đem đến sự khác biệt.

Phương thức đánh giá.

    • Cấp độ 1: Dây màu quá nhiều hay độ bền màu kém nhất
    • Cấp độ 2, 3, 4: Dây màu trung bình hay độ bền màu nằm ở mức trung bình.
    • Cấp 5: Độ bền màu cao nhất hay không có sự dây màu.

 

Tham khảo thêm: Quang phổ là gì? Những điều bạn nên biết về Quang Phổ

 

ỨNG DỤNG CỦA GRAY SCALE

Ứng dụng nổi bật và vượt trội nhất của thước xám GRAY SCALE này là trong ngành may mặc và in ấn.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ bắt gặp khái niệm này một lần nữa trong ngành thiết kế đồ họa hoặc chụp ảnh. Và nó có những đặc điểm sau đây:

Grayscale trong thiết kế đồ họa
Grayscale trong thiết kế đồ họa

Đây là một hệ thống màu đơn giản nhất với 256 cấp độ xám biến thiên từ màu đen đến màu trắng.

Được sử dụng cả trong công nghiệp in lẫn dùng trong việc thể hiện ảnh lên các thiết bị số.

Ảnh xám (Gray image) hay còn gọi là ảnh đơn sắc (Monochromatic), mỗi giá trị điểm ảnh trong ma trận điểm ảnh mang giá trị từ 0 đến 255.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tóm tắt cho bạn khái niệm về GRAYSCALE là gì trong khuôn mẫu của ngành may mặc. Và trên đây là tất cả những thông tin mà Công ty Trung Sơn muốn gửi đến bạn, hi vọng bạn có thể hiểu được GRAYSCALE là gì? Mục đích chính của nó được sử dụng để làm gì? có bao nhiêu loại thước xám được ứng dụng vào ngành công nghiệp may mặc và đặc điểm cũng như phương pháp tiến hành kiểm tra độ thay đổi màu cũng như độ dây màu như thế nào?

Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến GRAYSCALE thì hãy bình luận dưới bài viết này hoặc liên hệ website để được công ty Trung Sơn được giải đáp ngay lập tức.

 

Thông tin tham khảo khác: MSDS là gì? Những điều bạn cần biết về bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất

    YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Zalo
    Hotline
    Zalo Zalo
    Hotline Hotline