Máy đo độ rung là gì? Cấu tạo. Nguyên lí hoạt động. Ứng dụng. Hướng dẫn sử dụng. Những phép đo rung thường được sử dụng. Lưu ý khi bảo quản và sử dụng. Nơi cung cấp uy tín, chất lượng.
Trong các nhà máy, các công xưởng, để đảm bảo máy móc vận hành hiệu quả người ta thường tiến hành kiểm tra định kì cho chúng bằng một thiết bị có tên gọi là máy đo độ rung.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thiết bị này để biết về nguyên lí làm việc, ứng dụng máy đo độ rung …và tất cả những vấn đề cơ bản xoay quanh để nó.
MÁY ĐO ĐỘ RUNG LÀ GÌ?
Máy đo độ rung được hiểu là một thiết bị được sử dụng để kiểm tra sự rung động của máy móc hay động cơ.
Thiết bị này kiểm tra máy móc ở các thông số: vận tốc rung, gia tốc rung, tần số rung hoặc biên độ rung…để từ đó đối chiếu với thông số tương ứng mà nhà sản xuất quy định để biết được máy móc có hoạt động bình thường hay không.
CẤU TẠO MÁY ĐO ĐỘ RUNG
Máy đo độ rung thường được thiết kế khá nhỏ gọn và nhiều mẫu mã.
Ở thiết kế cơ bản nhất, máy thường có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
- Bộ điều khiển
- Dây cáp
- Sensor đo độ rung
Bộ điều khiển được kết nối với dây cáp và ở phần đầu là một sensor đo độ rung.
Hoặc máy cũng có thể được thiết kế ở dạng: bộ thu thập dữ liệu được gắn trực tiếp lên các động cơ cần đo độ rung để thu thập dữ liệu hoặc theo dõi thiết bị trong thời gian dài.
Tham khảo thêm: Thiết bị đo độ dẫn điện – Nguyên lí hoạt động và nơi cung cấp
NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐO ĐỘ RUNG
Máy đo độ rung hoạt động theo nguyên lí như sau:
- Rung động sẽ được đo dựa vào cảm biến gia tốc trên máy đo độ rung (cảm biến được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiêp là cảm biến gia tốc áp suất điện với độ nhạy vào khoảng 100mV/g).
- Từ đó, dưới tác động của độ rung, tinh thể áp điện sẽ biến dạng và tạo ra điện tích (hiện tượng áp điện).
- Để đảm bảo độ biến dạng của tinh thể áp điện, bên trong cảm biến sẽ được đặt sẵn một vật nặng lên nó.
- Một điện tích được chuyển vào một mạch điện bên trong cảm biến và sau đó biến đổi thành điện áp.
- Điện áp được tạo ra sẽ chuyển vào thiết bị đo độ rung thông quan connector và cáp để chuyển đổi thành dữ liệu đo.
Hoặc nói ngắn gọn thì thiết bị đo độ rung động hoạt động dựa trên việc xử lí các tín hiệu điện áp thu được. Nó làm việc như một vôn kế nhưng sẽ không hiển thị thông số điện áp mà tín hiệu điện áp sẽ được xử lí và hiển thị dưới dạng các giá trị như gia tốc hoặc vận tốc.
ỨNG DỤNG MÁY ĐO ĐỘ RUNG
Máy đo độ rung được ứng dụng cụ thể như sau:
Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc
- Đây là ứng dụng chính và cũng là cơ bản nhất của máy. Việc kiểm tra này thường được dùng phổ biến ở các nhà máy, công xưởng, nơi có nhiều má móc hoạt động.
- Thiết bị này dùng để kiểm tra định kì hoặc kiểm tra ngay lập tức với các cá thể hoạt động bất thường. Điều này sẽ giúp kiểm tra và kịp thời bảo trì trước khi có hỏng hóc xảy ra để tránh hư hỏng, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất.
- Ngoài ra, thiết bị này còn dùng kết hợp với máy đo độ ồn để kiểm tra âm thanh khi làm việc của máy móc một cách chính xác. Đây cũng được xem là bộ thiết bị mạnh mẽ nhất cho việc chuẩn đoán hư hỏng xảy ra với động cơ.
Kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng
- Đối với các sản phẩm động cơ và nhất là động cơ có công suất lớn, người ta thường dùng độ rung là một yếu tố quan trong trong khâu kiểm tra chất lượng trước khí sản phẩm xuất xưởng.
Đo lường các yếu tố dân dụng
- Một số yếu tố dân dụng được đo lường như kiểm tra độ rung để xác định cấu trúc của các toà nhà, kiểm tra cầu đường,…
Một số ứng dụng thực tế của máy đo độ rung
- Đo độ rung của hộp số, tua bịn,..
- Nghiên cứu dụng cụ điện cầm tay,..
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ RUNG
Để sử dụng máy đo độ rung hiệu quả, người sử dụng có thể thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Kết nối thân máy với sensor đo độ rung.
- Bước 2: Khởi động máy bằng cách ấn nút Power.
- Bước 3: Dùng bệ từ nam châm gắn kết gia tốc tại những điểm cần đo lường.
- Bước 4: Chọn tham số đo lường như vận tốc, gia tốc, tần số, độ dịch chuyển,.. bằng cách ấn vào nút chức năng Function.
- Bước 5: Trên màn hình LCD sẽ hiển thị giá trị độ rung như vận tốc, gia tốc, tần số,…Nút Hold được dùng khi giá trị hiển thị trên màn hình đã ổn định hoặc có độ lặp, ấn Hold thêm một lần nữa để máy trở về chế độ đo bình thường.
Người sử dụng có thể lựa chọn đơn vị đo lường độ rung bằng cách ấn phím Metric/Imperial để chuyển từ mét qua fit.
NHỮNG PHÉP ĐO RUNG THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG
Một số phép đo rung thường được sử dụng:
- Giá trị trung giới hạn
- Rung tần số thấp
- Rung tần số cao
- Đo vận tốc tổng thể
- Đo gia tốc tổng thể
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG MÁY ĐO ĐỘ RUNG
Bảo quản
- Để máy nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Lưu ý khi sử dụng
- Để kết quả được chính xác cần tuân thủ hướng dẫn khi đo.
- Sau khi sử dụng máy xong, tắt máy và vệ sinh nếu cần thiết.
NƠI CUNG CẤP MÁY ĐO ĐỘ RUNG UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Công ty Trung Sơn hiện đang là địa chỉ phân phối các sản phẩm máy đo độ rung tuy tín, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng loại máy này thì Trung Sơn chắc chắn là nơi cung cấp mà bạn không thể bỏ qua.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp những sản phẩm làm bạn hài lòng nhất và yên tâm khi sử dụng.
Vui lòng để lại thông tin bên dưới bài viết để chúng tôi liên hệ lại với bạn hoặc gọi trực tiếp cho chúng tôi nhé.
Qua những thông tin mà Trung Sơn đã chia sẽ về máy đo độ rung, hy vọng bạn đã có cái nhìn toàn diện về thiết bị này cũng như có thể lựa chọn sử dụng chúng phù hợp với mục đích của mình. Nếu vẫn còn thắc mắc nào về thiết bị này hoặc bất kì vấn đề nào khác thì bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Trung Sơn để được giải đáp. Vui lòng để lại bình luận dưới bài viết này nhé.