Hiện nay máy đo độ dày là một thiết bị chuyên dụng có vai trò quan trọng trong ngành cơ khí, máy được dùng với mục đích để đo độ dày và hoạt động trên phương pháp sóng siêu âm. Tuy nhiên, với những người mới tiếp xúc hoặc là đã tiếp xúc một thời gian và làm việc với nó cũng chưa chắc đã hiểu tường tận chi tiết về những gì mà sản phẩm mang lại. Trong phạm vi bài viết dưới đây thì chúng tôi sẽ cung cấp đến cho các bạn về khái niệm, ứng dụng, phân loại và một số sản phẩm máy đo độ dày nổi bật nhất nhé!
Máy đo độ dày là gì?


Máy đo độ dày là một thiết bị cầm tay được sử dụng chủ yếu để đo độ dày của vật liệu hoặc là những mẫu nhất định. Trên thị trường hiện nay, máy đo độ dày thường được sử dụng trong các hoạt động sản xuất hoặc là chế tạo máy móc, đảm bảo độ dày tuân thủ theo các quy định để đảm bảo các sản phẩm, máy móc có được độ bền và đạt chất lượng cao.
Hầu hết các loại máy đo độ dày hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên tắc siêu âm, giúp đo nhanh chóng và cho độ chính xác cao. Vì thế khi đo, máy sẽ đảm bảo kiểm tra vật liệu một cách dễ dàng mà không phá hủy hay làm tác động đến vật và máy móc cần đo.
Ngoài ra, máy cũng có thể được dùng để đo độ dày của bề mặt lớp phủ trên các thiết bị như lớp sơn phủ, lớp vecni, gốm… Với từng loại vật liệu hay lớp phủ khác nhau thì sẽ có những quy định riêng về mức độ dày. .
Trên thị trường hiện nay thì cũng có khá nhiều loại máy đo độ dày khác nhau và dựa theo các yếu tố như là phương pháp đo, công dụng đo thì sẽ có những loại máy nhất định. Tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại thiết bị đo độ dày sao cho phù hợp.
Ứng dụng của máy đo độ dày


Máy đo độ dày là một thiết bị linh hoạt và có thể được sử dụng trong các ứng dụng sau đây:
- Ngành công nghiệp ô tô: Hầu hết các loại máy đo độ dày hiện nay thường được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô và sản phẩm thường được yêu cầu để làm nổi bật các lỗ hổng sản xuất.
- Thợ kim hoàn: Các chuyên gia, các thợ kim hoàn có thể sử dụng thiết bị để tiến hành đo độ dày của vàng và các kim loại quý khác. Khi sử dụng thiết bị đo độ dày thì thợ kim hoàn có thể phát hiện xem một vật phẩm bằng vàng có chứa lõi của vật liệu khác hay là không.
- Trong xây dựng: Máy đo độ dày thông thường sẽ được sử dụng để kiểm tra độ dày của tường và các vật liệu xây dựng. Khi tiến hành kiểm tra độ dày thì người thợ xây dựng có thể đảm bảo rằng các bức tường vẫn vững chắc và ổn định. Tương tự như đường ống đồng và đường ống công nghiệp cũng có thể sử dụng thiết bị để kiểm tra sự ăn mòn một cách thường xuyên.
- Khảo cổ học: Các nhà khoa học và sinh viên nghiên cứu có thể sử dụng sản phẩm bằng các phương pháp kiểm tra siêu âm không phá hủy để tiến hành phân tích độ dày của chậu đào và các vật liệu nhạy cảm khác.
- Y tế: Máy đo độ dày lớp phủ thường được sử dụng để đảm bảo rằng lớp phủ nhựa đúc ở trên các dụng cụ và dụng cụ y tế vẫn còn có đủ khả năng để bảo vệ và an toàn khi sử dụng.
- Bể chứa nhiên liệu / hóa chất: Máy đo độ dày siêu âm cũng có thể cho biết sự ăn mòn quá mức đang diễn ra trong các bể chứa nhiên liệu, hóa chất.
Phân loại máy đo độ dày


Hiện nay trên thị trường thì máy đo độ dày được phân loại theo:
Phân loại theo công dụng
Người dùng cần phải tiến hành kiểm soát độ dày của vật liệu để đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Máy đo độ dày phân theo công dụng thì sẽ bao gồm hai dòng chính là:
- Máy đo độ dày kim loại, gốm, sứ và thủy tinh,… thì sẽ được dùng để đo độ dày của các thiết bị, sản phẩm với mục đích là đánh giá chất lượng, độ bền, độ cứng của các sản phẩm cần đo.
- Máy đo độ dày lớp phủ là thiết bị được sử dụng để đo độ dày cho lớp phủ, lớp bảo vệ trên bề mặt thiết bị, máy móc, các vật liệu như lớp màng sơn, lớp sơn phủ để đánh về giá khả năng bảo vệ và khả năng chống oxy hóa.
Với từng loại vật liệu cần đo khác nhau thì người sử dụng sẽ lựa chọn những loại máy đo phù hợp, như thế sẽ mang lại kết quả chính xác nhất.
Phân loại theo phương pháp đo
Máy đo độ dày siêu âm
Máy đo độ dày siêu âm thì sẽ sử dụng sóng âm thanh để tiến hành đo độ dày của vật mẫu bằng cách là đo lường thời gian cần thiết để âm thanh truyền qua vật mẫu và quay lại máy đo.
Sử dụng các loại máy đo độ dày bằng sóng siêu âm thì sẽ mang đến kết quả chính xác, sử dụng đơn giản chỉ với những bước thực hiện dễ dàng. Do vậy, việc sử dụng máy đo độ dày bằng sóng siêu âm sẽ mang lại lợi ích tốt nhất để đảm bảo độ chính xác, tiện lợi mà không cần phá hủy các vật liệu.
Dải tần số siêu âm có trong máy kiểm tra thường được sử dụng trong khoảng giữa 200kHz và 20 MHz. Trong một số máy đo độ dày đặc biệt thì người ta có thể sử dụng các tần số thấp đến 50kHz hoặc là cao tới 200MHz.
Máy đo độ dày lớp phủ bằng phương pháp từ tính
Máy đo độ dày lớp phủ là một thiết bị đo độ dày linh hoạt, máy được thiết kế đặc biệt dùng để đo độ dày lớp phủ không từ tính và từ tính có trên các vật liệu kim loại như là thép và các loại vật liệu không chứa sắt bao gồm nhựa, đồng thau.
Ngoài ra, máy đo độ dày này cũng có thể đo được đo độ dày của lớp nhựa đúc có trên cưa công nghiệp, máy khoan và các sản phẩm y tế được sử dụng trong phẫu thuật và nha khoa nhằm đảm bảo độ chính xác và an toàn.
Ngoài ra, máy đo độ dày lớp phủ sơn cũng có thể được sử dụng để đo độ dày của sơn xe, sơn tàu…
Một số máy đo độ dày phổ biến hiện nay


Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại máy đo độ dày khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Dưới đây sẽ là một số dòng máy đang được ứng dụng rộng rãi:
Máy bị đo độ dày Extech CG304
Máy đo độ dày lớp phủ Extech CG304 được sản xuất bằng chất liệu cứng cáp, chịu được lực va chạm giúp sản bền có độ bền cao, chống mài mòn sau một thời gian sử dụng. Máy có thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, dễ dàng mang theo sử dụng hoặc là bảo quản khi không sử dụng. Thao tác sử dụng máy dễ dàng và thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Kết quả được hiển thị trên màn hình điện tử nhanh chóng với độ chính xác cao, giúp cho người sử dụng dễ dàng đọc kết quả và làm việc hiệu quả hơn.
Đây là sản phẩm được nhiều khách hàng tin dùng bởi tính hữu ích và tiện lợi. Sản phẩm chính hãng của Extech được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Mỹ, đã qua kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng được những yêu cầu về mẫu mã cũng như đảm bảo sự yên tâm cho người sử dụng.
Tính năng nổi bật:
- Công nghệ kép có khả năng cung cấp, nhận dạng tự động các chất nền màu và không chứa sắt.
- Cảm ứng từ tính cho chất nền màu
- Đo dòng xoáy cho chất nền không chứa sắt
- Hệ thống menu đa dạng và dễ sử dụng
- Màn hình LCD rõ nét, ma trận chấm với đèn nền và độ tương phản
- Bộ nhớ lưu trữ tới 2500 bài đọc trong 50 nhóm với 50 bài đọc trong mỗi nhóm
- Hàm hiệu chuẩn zero-point
- Hoàn thành với hai pin AAA, phần mềm, vỏ cứng, chất nền thép và nhôm và phim tiêu chuẩn để hiệu chuẩn.
Máy đo độ dày bằng siêu âm PosiTector UTG M1
Máy đo độ dày DeFelsko PosiTector UTG M1 được sử dụng với mục đích là đo độ dày của thép, nhựa dựa trên các công nghệ siêu âm. Bên cạnh đó, thiết bị này cũng trở nên lý tưởng hơn khi có khả năng đo lường lực tác động ăn mòn của xe tăng và đường ống.
Máy đo độ dày này còn có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau như là axit, nước, bụi bẩn và dung môi hoặc là chống các tác động của thời tiết.
Vận tốc được lập trình sẵn, chỉ cần người sử dụng chọn từ danh sách các tài liệu phổ biến hoặc là nhập tài liệu vào một cách dễ dàng. Sản phẩm có tốc độ đo tối đa là 20 lần/giây với chế độ min/max trên màn hình để kiểm tra nhanh trên một diện tích lớn.
PosiTector UTG M1 được làm từ chất liệu cao cấp, có độ bền cao với đầu dò chống mài mòn, thép không gỉ giúp giảm căng thẳng khi máy làm việc với áp suất cao. Cáp mở rộng có sẵn có thể lên đến 20 m/60 ft để đo dưới nước hoặc là đo từ xa.
Máy có màn hình LCD đồ họa lớn, dễ dàng đọc kết quả, màn hình nhấp nháy và thích hợp làm việc trong môi trường làm việc ồn ào.
Tính năng nổi bật:
- Máy có thể lưu trữ dữ liệu hơn 1000 kết quả đo / 1 nhóm
- Màn hình cảm ứng màu với 2.8 inch, tự động xoay và có thể tắt/bật
- Máy có thể chống chịu thời tiết và va đập bằng ốp lưng cao su, cấp độ bảo vệ IP65.
- Chế độ thống kê của máy liên tục hiển thị và cập nhật giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, Min / Max và số lần đọc trong khi đo.
- Máy có thể khôi phục lại cài đặt gốc ngay lập tức.
- Chụp màn hình giúp ghi lại kết quả và lưu hình ảnh vào bộ nhớ flash USB để lưu, xem lại.
- Báo động HiLo bằng âm thanh và rõ ràng khi thực hiện các phép đo vượt quá giới hạn do người dùng cài đặt.
- Kết nối với máy tính thông qua cổng USB, sử dụng phần mềm PosiSoft Desktop Manager.
Máy đo độ dày kỹ thuật số siêu âm – TKG100
Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn, dạng cầm tay và chắc chắn, máy sẽ lý tưởng cho việc sử dụng tại hiện trường. Công nghệ siêu âm có thể cho phép sử dụng để đo độ dày mà không phá hủy đối với các kết cấu của thép.
Máy có chế độ đóng băng màn hình giúp cho máy có thể đọc nhiệt độ cao. TKG100 sẽ phát ra tiếng bíp và nhấp nháy màn hình cũng như chiếu sáng bàn phím giúp cho người sử dụng dễ dàng đọc kết quả.
Tính năng nổi bật:
- Phạm vi đo lường:
- Đầu dò 5 MHz: 0,040 “đến 20” thép
- Đầu dò 10 MHz: 0,020 thép đến 20 “thép (tùy chọn)
- Hiển thị ma trận điểm có thể đọc được
- Máy có nhiều đầu dò
- Trên màn hình hiển thị và tùy chỉnh 8 ngôn ngữ khác nhau
- Máy có thể chống nước (IP54) và nhỏ gọn
- Dưới ánh sáng mặt trời thì cũng có thể đọc được kết quả
- Tuổi thọ pin cao, lên tới 50 giờ (20 giờ w / đèn nền)
Máy đo độ dày lớp phủ CG206
CG206 là sản phẩm được thiết kế với công nghệ kép, có độ bền cao. Bộ kiểm tra độ dày lớp phủ Extech CG206 không phá hủy bề mặt vật mẫu mà sẽ đưa ra phỏng đoán từ việc kiểm tra lớp phủ bề mặt của vật mẫu bằng cách cung cấp, nhận dạng tự động cho cả hai chất nền màu và không chứa sắt.
Máy đo độ dày lớp phủ này có hệ thống menu đa dạng và dễ sử dụng, đèn nền của máy có thể điều chỉnh 8 cấp và chỉ báo tình trạng pin yếu để sử dụng thuận tiện hơn.
Tính năng nổi bật:
- Nhận dạng bề mặt tự động một cách thông minh
- Cảm ứng từ tính cho chất nền màu
- Máy đo dòng xoáy cho chất nền không chứa sắt
- Máy có hai chế độ làm việc Direct và Group
- Bộ nhớ có thể lưu trữ lên tới 1500 bài đọc gồm 30 bài đọc nhóm
- Hiệu chỉnh hai điểm với điều chỉnh Zero
- Giao diện USB có thể cho phép máy đo độ dày này kết nối được với PC khi sử dụng phần mềm đi kèm để dễ dàng tải lên và phân tích thêm.
- Chỉ báo % pin thấp
- Hoàn thành với hai pin AAA, Sắt hiệu chuẩn, Nhôm hiệu chuẩn, Tiêu chuẩn chính xác và túi, cáp USB.
Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản máy đo độ dày


Máy đo độ dày hiện nay được sử dụng chủ yếu để đo kích thước độ dày của vật phẩm nhằm đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Để máy có thể đo kết quả chính xác và nhanh chóng thì cần phải sử dụng và bảo quản máy đo đúng cách. Cụ thể như sau:
Hướng dẫn sử dụng máy đo độ dày đúng cách
Với máy đo độ dày kim loại:
- Cách đo của máy: Bạn chỉ cần đưa vật phẩm vào bệ, sau đó từ từ hạ đầu kẹp xuống vật phẩm đến mức chặt nhất có thể. Lúc đó thì bạn phải chú ý đến độ đo của máy, kết quả đo hiển thị trên màn hình nếu như nằm trong khoảng bạn xác định thì máy không vấn đề.
- Khi sử dụng thì bạn nên để ý đến đầu kẹp và đồng hồ đo của máy là được. Đây là hai bộ phận quan trọng nhất của máy, nó có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo.
Với máy đo độ dày lớp phủ:
- Cách đo: Đầu tiên thì tiến hành điều chỉnh thông số của máy về thông số đo vật liệu. Sau đó thì tiến hành đo, bạn đưa đầu cảm biến của máy đo độ dày vào vật liệu cần đo, đến khi máy dừng lại và hiển thị kết quả đo. Để chắc chắn thì bạn tiến hành đo từ 2 đến 3 lần.
- Khi sử dụng thì bạn cũng nên lưu ý đến môi trường đo của máy đo độ dày, tránh va đập và gây ảnh hưởng đến máy.
Cách bảo quản máy đo độ dày
Giống như cách bảo quản các loại máy đo vật liệu khác, thì máy đo độ dày cũng cần nên bảo quản cẩn thận và lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi sử dụng, di chuyển hay là bảo quản thì nên sử dụng túi bảo hộ đi cùng theo máy để tránh trầy xước.
- Bảo quản máy ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
- Tránh xa các loại dung dịch lỏng, như thế thì sẽ dễ làm hỏng máy.
- Cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy để máy có kết quả đo tốt nhất.
- Trong nhiều trường hợp lâu không sử dụng thì bạn nên tháo pin ra để tránh dịch pin làm hỏng máy.
Nơi cung cấp máy đo độ dày chất lượng?
Với nhu cầu sử dụng máy đo độ dày trên thị trường Tp Hồ Chí Minh ngày càng nhiều như hiện nay thì cũng đã có rất nhiều địa chỉ chuyên cấp máy đo độ dày ra đời với nhiều thương hiệu, mẫu mã và giá thành khác nhau. Tuy nhiên để tìm được một địa chỉ cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng thì không phải là một chuyện dễ dàng.
Nhắm bắt được nhu cầu của khách hàng, thì Trung Sơn ra đời với sứ mệnh là cung cấp những thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm, thiết bị đo lường… uy tín, có xuất xứ rõ ràng và giá cả phải chăng nhất.
Còn chần chừ gì nữa, nếu như bạn đang có nhu cầu cần sự tư vấn hoặc là mua máy đo độ dày thì hãy nhanh chóng liên hệ:
- Địa chỉ: 403 Nguyễn Thái Bình, P. 12, Q. Tân Bình, Tp.HCM
- Điện thoại: (028) 3811 9991 – Fax: (028) 3811 9993
- Email: info@tschem.com.vn
- Website: https://tschem.com.vn.
Trung Sơn hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!