Độ mặn là gì? Ý nghĩa của độ mặn đối với nuôi trồng thủy sản và nơi mua thiết bị đo độ mặn uy tín.

Ý nghĩa của độ mặn đối với nuôi trồng thủy sản và nơi mua thiết bị đo độ mặn uy tín

Độ mặn chắc hẳn là một chỉ số không quá xa lạ với chúng ta trong đời sống hiện nay, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trong nuôi trồng thủy sản, nhất là trong thời điểm khu vực đồng bằng sống Cửu Long đang có nguy cơ nhiễm mặn cao. 

Để có hiểu kĩ hơn về vai trò của độ mặn trong nuôi trồng thủy sản cũng như chỉ số độ mặn thích hợp cho từng loại giống nuôi, hãy cùng Trung Sơn nghiên cứu qua bài viết dưới đây.

Độ mặn là gì?

Độ mặn là gì? 
Độ mặn là gì?

Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity – độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước.

Độ mặn được tính bằng g/L hay là phần ngàn (ppt), trong đó chủ yếu là muối NaCl, còn lại là muối magiê, canxi, kali sulfat và bicarbonat.

Độ mặn là một yếu tố sinh thái có tầm quan trọng đáng kể, ảnh hưởng đến các loại sinh vật sống trong một vùng nước và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Do đó, việc đo và xác định độ mặn của môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân, nhất là đối với ngành nuôi trồng thủy sản.

Độ mặn thích hợp của một số loại thủy sản

Mỗi loại thủy sản đều có những yêu cầu về các chỉ số riêng biệt, có loại ưa nước ngọt, có loại thích hợp với những độ mặn khác nhau, ví dụ như:

– Ở những nơi nước ngọt có độ mặn nhỏ hơn 4‰ nên tiến hành nuôi những loài như: cá mè lúi, mè hôi, cá hô.

– Những khu vực có độ mặn 5-10‰ có thể nuôi được một số loài như: cá chẽm, rô phi, cá nâu, sặc rằn, rô đồng, cá lóc, cá tra, tai tượng,… (những loài cá này trừ cá chẽm, cá nâu có thể sống trong môi trường nước có độ mặn cao hơn 10‰ nhưng sinh trưởng rất chậm, vì vậy chỉ nên nuôi chúng trong môi trường có độ mặn thấp hơn 9‰.

– Trong thủy vực có độ mặn từ 10 – 25‰ là môi trường thích hợp nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng

– Đối với những thủy vực có độ mặn cao hơn 20‰ có thể quy hoạch thả nuôi cá mú, cá giò, tôm sú,…

 

Xem thêm: Ec là gì? TDS là gì? Vai trò và cách đo EC/TDS đơn giản nhất

 

Ý nghĩa của độ mặn trong nuôi tôm 

Ý nghĩa của độ mặn trong nuôi tôm 
Ý nghĩa của độ mặn trong nuôi tôm

Bên cạnh nhiều thông số khác như nhiệt độ, độ pH,… các chỉ tiêu về độ mặn trong nuôi tôm cũng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Nồng độ muối trong nước nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm cho thủy sản khó sinh trưởng, nhiều khu vực do không kiểm soát tốt độ mặn của ao hồ làm cho các loại thủy sản chết hàng loạt, gây ra nhiều thiệt hại không nhỏ.

Bên cạnh đó, khí hậu ở Việt Nam biến đổi bất thường, dễ gây ra tình trạng ngập mặn, tiêu biểu như ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, đo độ mặn của môi trường nuôi thủy sản thường xuyên là việc làm cần thiết để kịp thời điều chỉnh, đảm bảo các chỉ số độ mặn trong nước luôn ở mức thích hợp.

Độ mặn thay đổi tuỳ theo từng thời điểm trong chu trình sinh sống sinh vật. Tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn môi trường thay đổi từ từ.

Hiện nay, tôm sú và tôm thẻ chân trắng là 2 loại tôm điển hình được nuôi trong môi trường nước mặn ở Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo một số chỉ tiêu về độ mặn của chúng dưới đây:

Tôm sú:

– Tôm sú có thể chịu được độ mặn từ 3-45‰, tuy nhiên để tôm có thể sinh trưởng tốt nhất thì nên điều chỉnh độ mặn từ 15 đến 20‰. Biến động trong ngày không quá 5ppt.

– Tôm sú giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng.

– Nếu độ mặn thấp hơn 5 ‰ nên bổ sung vitamin, khoáng chất, C vào thức ăn cho tôm, nhất là khi tôm đã trên 45 ngày tuổi.

– Không nên để độ mặn cao hơn 35‰ vì sẽ làm tôm giảm ăn, ngưng ăn nên chậm lớn.

Tôm thẻ chân trắng:

Tôm thẻ chân trắng sống được trong phạm vi độ mặn từ 2-40‰, độ mặn thích hợp để phát triển nhất là 10-25‰

Ý nghĩa của độ mặn trong nuôi tôm 
Ý nghĩa của độ mặn trong nuôi tôm

Thiết bị đo độ mặn là gì?

Để đo được chính xác độ mặn của nước, người ta sử dụng các thiết bị đo độ mặn. Có thể kể đến một số thiết bị được sử dụng phổ biến dưới đây:

Khúc xạ kế kỹ thuật số: có khả năng đo nồng độ muối một cách chính xác bên cạnh đó nó còn bổ sung chức năng tự động bù trừ nhiệt độ đối với mẫu cần đo. Hoặc nó có thể đo được cả chỉ số khúc xạ đối với 1 số loại máy chuyên dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Cách đo: Nhỏ vài giọt mẫu nước cần đo lên lăng kính hoặc buồng chứa mẫu của khúc xạ kế sau đó nhấn phím “Start” trên máy để bắt đầu đo khi đo xong cần vệ sinh lăng kính sạch sẽ sau đó nhấn phím “Zero” để đưa giá trị ban đầu về 0 và tiếp tục đo mẫu khác. Cần qua bước kiểm tra độ chính xác của máy trước khi sử dụng.

Bút đo độ mặn cầm tay: Thực hiện đo giá trị độ dẫn của mẫu sau đó chuyển đổi nó thành giá trị độ mặn dựa trên đường cong chuẩn độ mặn đã chọn. Cảm biến có hai kim loại titan được phủ màu đen bạch kim chống ăn mòn và cảm biến nhiệt độ để đo chính xác. Đồng hồ được lập trình với hai đường cong hiệu chuẩn tiêu chuẩn Nước biển và clorua natri (NaCl). 

Cách đo: Đặt giọt nước lên cảm biến bằng pipet pastuer nhựa đi kèm trong bộ sản phẩm. Hãy chắc chắn rằng mẫu được phủ đầy lên mặt sensor (cảm biến) và không có bong bóng nào được hình thành. Ghi lại đọc độ mặn một khi nó ổn định.

Khúc xạ kế cơ học là khúc xạ kế đo theo nguyên tắc ánh sáng có vận tốc khác nhau phụ thuộc vào tỉ trọng của môi trường truyền qua. Khi môi trường ít dầy đặt, ánh sáng sẽ truyền đi nhanh hơn. Khi ánh sáng truyền từ môi trường có tỉ trọng này sang môi trường có tỉ trọng khác, ánh sáng sẽ bị quay đi một góc, tia ánh sáng bị khúc xạ và hiển thị trên thang đo của khúc xạ kế.

Cách đo độ mặn: Nhỏ một vài giọt nước (có chứa muối) lên trên lăng kính ở phía đầu của khúc xạ kế. Nước phải phủ đều và không được có bọt khí để đạt được kết quả chính xác. Đậy nắp trên lăng kính. Chỉnh độ đi-ốp cho phù hợp với mắt người đọc, và đọc số vạch chuyển màu trên ống ngắm.

Nơi bán thiết bị đo độ mặn uy tín

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đo độ mặn của nước trong nuôi trồng thủy sản như Bút đo độ mặn salt 11 của Horiba, khúc xạ kế đo độ mặn hoặc máy đo độ mặn,… mỗi thiết bị đều phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Tuy nhiên thị trường ngày càng mở rộng càng làm cho chất lượng sản phẩm cũng trở nên khó kiểm soát. Do đó, là người tiêu dùng thông minh, khác hàng cần lựa chọn cho mình nhưng địa chỉ uy tín để mua sản phẩm.

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành phân phối thiết thị thí nghiệm, công ty Trung Sơn cam kết đem đến cho bạn những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, hỗ trợ tận tình, chúng tôi hy vọng sẽ được trở thành đối tác của bạn trong tương lai.

Nơi bán thiết bị đo độ mặn uy tín
Nơi bán thiết bị đo độ mặn uy tín

Qua bài viết trên đây, Trung Sơn mong rằng sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị và bổ ích về độ mặn và ảnh hưởng của nó trong nuôi trồng thủy sản. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc có nhu cầu mua thiết bị đo độ mặn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. 

 

Tham khảo thêm: Axit hipoclorơ – HCLO là gì? Những điều cần biết về hoá chất này

    YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG


    2 thoughts on “Ý nghĩa của độ mặn đối với nuôi trồng thủy sản và nơi mua thiết bị đo độ mặn uy tín

    1. nguyenxuan says:

      Công ty các bận có bán các dụng cụ đo như hình có dòng chữ Nơi bán thiết bị và độ măn Uy tín
      pH, COND, K+, Na+, NO2-, Ca2+ và Salt

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Zalo
    Hotline
    Zalo Zalo
    Hotline Hotline